TCTC so 12 ky 2 - page 125

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
127
bộ hoàn chỉnh và thông suốt.
- Đường thủy:
Tuyến luồng Soài Rạp
dài 54 km đã được nghiên cứu lập dự án
khả thi cải tạo và nâng cấp nạo vét đến
-9.5m cho phép tàu có trọng tải lớn vào
cụm cảng TP. Hồ Chí Minh và KCN Hiệp
Phước. Hiện nay, tuyến đường thủy nội
địa từ Khu Đô thị Cảng Hiệp Phước theo
sông Soài Rạp có thể kết nối theo hai
hướng: Đồng bằng sông Cửu Long thông
qua sông Vàm Cỏ; Khu vực phía trung
tâm TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương,
Đồng Nai thông qua sông Sài Gòn - Đồng
Nai. Việc nạo vét luồng Soài Rạp đạt độ
sâu -11.5m trong tương lai sẽ cho phép các
tàu trọng tải lớn ra vào các cảng tại Hiệp Phước
cũng như đáp ứng được nhu cầu hàng hóa thông
qua của cụm Cảng TP. Hồ Chí Minh, đồng thời
mở ra các tiềm năng về phát triển các cụm Cảng
biển lớn dọc hai bên bờ sông Soài Rạp.
- Đường sắt vận tải hàng hóa:
Căn cứ Quy hoạch
giao thông, tuyến đường sắt hàng hóa sẽ đi dọc
theo tuyến vành đai 4 vào KCN Hiệp Phước giai
đoạn 3 phục vụ vận chuyển hàng hóa từ Đồng
bằng sông Cửu Long tới Khu Cảng Hiệp Phước
trong tương lai.
Như vậy, mô hình phát triển đã được định hướng
rõ ràng là khu cảng hiện đại, mang tầm vóc khu vực
và quốc tế, gắn với trung tâm công nghiệp- logistic
cung cấp hàng hóa dịch vụ, tài chính - thương mại,
dịch vụ tiên tiến, hiện đại khu vực phía Nam TP. Hồ
Chí Minh. Các phần thành của mô hình thể hiện rõ
tính gắn kết, phát triển không gian đô thị và cơ sở
hạ tầng, kết nối với toàn Thành phố và vùng kinh tế
trọng điểm phía nam, tạo điều kiện mở rộng không
gian đô thị TP. Hồ Chí Minh, góp phần tạo động lực
phát triển kinh tế - xã hội, cho TP. Hồ Chí Minh và
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Dù TP. Hồ Chí Minh vừa được Quốc hội
thông qua Nghị quyết về cơ chế đặc thù, nên
có thể mang lại thuận lợi, giúp đẩy nhanh việc
hình thành khu công nghiệp - đô thị - cảng Hiệp
Phước, tuy nhiên nguồn vốn để thực hiện cụm dự
án tại Hiệp Phước và các công trình giao thông
kết nối liên quan là rất lớn. Các dự án này có tính
chất đầu tư dài hạn, thu hồi vốn lâu so với các
dự án thông thường. Do vậy, việc lựa chọn đối
tác chiến lược là một thách thức không nhỏ đối
với IPC. Đối tác phải đảm bảo về năng lực tài
chính, chuyên môn và có sự đồng thuận với IPC
trong việc phát triển dự án theo đúng chỉ đạo của
Thành ủy, UBND Thành phố.
trong tổng thể Khu Đô thị Cảng Hiệp Phước là cấu
phần hoàn chỉnh cho kế hoạch phát triển tổng thể
khu đô thị - công nghiệp - cảng Hiệp Phước. Khu
đô thị có quy mô dân số 180.000 người, và được chia
làm 5 khu vực: Khu vực 1 - khu vực nhà ở tập trung
cho công nhân và các khu làng đại học; Khu vực
2 - khu vực tập trung nhà trung tầng, bệnh viện;
Khu vực 3 - khu vực trung tâm trung tâm mua sắm,
tiện ích, cơ quan nhà nước; Khu vực 4 - khu vực
nhà tập trung quy mô lớn; Khu vực 5 - khu vực cửa
ngõ. Việc quy hoạch và tổ chức đầu tư phát triển dự
án Khu Đô thị Hiệp Phước không những tạo thêm
quỹ nhà ở, các công trình dân sinh thiết yếu, tạo
ra không gian sống tốt nhằm phục vụ cho nhu cầu
phát triển lao động cho các KCN, dịch vụ Cảng tại
khu vực Hiệp Phước và lân cận mà còn phục vụ
cho nhu cầu giãn dân nội thành, chỉnh trang đô thị
theo đúng Nghị quyết của Thành ủy và chỉ đạo của
UBND Thành phố. Khu đô thị Hiệp Phước cũng sẽ
sử dụng các công nghệ mới trong việc quy hoạch,
quản lý và sử dụng đất đai, năng lượng, nhưng vẫn
đảm bảo các mục tiêu cần thiết để có thể phát triển
đô thị xanh, sạch, đẹp...
Bên cạnh đó, để hỗ trợ sự phát triển gắn kết
của mô hình công nghiệp - đô thị - cảng, các dự án
hạ tầng kết nối cũng được quy hoạch đồng bộ với
những tuyến giao thông như sau:
- Đường bộ:
Tuyến đường trục Bắc-Nam từ Cầu
Ông Lãnh đến Khu đô thị Hiệp Phước với chiều dài
toàn tuyến là 13,8 km có chức năng nối mạng vận
tải giữa 3 đường vành đai đi các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long, đường cao tốc Long Thành Dầu
Dây đi các tỉnh phía Đông, phía Bắc và sân bay quốc
tế Long Thành nhằm thiết lập và đảm bảo sự phát
triển bền vững cho toàn khu vực Hiệp Phước. Trong
tương lai, tuyến đường sẽ được nâng cấp và mở
rộng, hình thành nên mạng lưới giao thông đường
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu của KCX-KCN
so với kim ngạch xuất khẩu của TP. Hồ Chí Minh
NĂM
Xuất khẩu của
Thành phố (Triệu USD)
Xuất khẩu của KCX
- KCN (Triệu USD)
Tỷ trọng XK giữa
KCX-KCN/TP (%)
2010
20.967,39
3.102,00
14,79
2011
28.868,40
3.729,03
12,92
2012
29.963,00
4.500,00
15,02
2013
26.575,10
5.100,00
19,19
2014
32.083,80
5.570,00
17,36
2015
27.182,00
5.800,00
21,33
2016
29.330,00
5.850,00
19,94
Tổng cộng
359.207,96
53.760,86
15,00
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1...,115,116,117,118,119,120,121,122,123,124 126,127,128,129,130,131,132,133,134,135,...148
Powered by FlippingBook