TCTC (2017) so 7 ky 2 (nen) - page 5

5
giải phóng cho ta”, không ỷ lại ngồi chờ dân tộc
khác giúp đỡ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói,
một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ
dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được
độc lập. Phát huy mạnh mẽ nguồn lực trong nước
cũng chính là để sử dụng tốt hơn, hiệu quả hơn
nguồn lực từ bên ngoài; đồng thời, có chính sách
thu hút tốt các nguồn lực từ bên ngoài sẽ phát huy
tốt hơn, có hiệu quả hơn các nguồn lực trong nước.
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, thời gian
qua, vượt qua những khó khăn, thách thức, Đảng ta
luôn kiên định mục tiêu, lý tưởng chủ nghĩa xã hội
(CNXH), hoạch định Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên CNXH và giương cao Cương
lĩnh ấy trong hành động, đã xác định (CNH-HĐH) là
nhiệm vụ trung tâm suốt thời kỳ quá độ lên CNXH.
CNH-HĐH tạo ra cơ cấu kinh tế mới, phân công lao
động mới, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong
khi chủ động hội nhập KTQT tạo ra năng suất lao
động cao, cải thiện căn bản đời sống vật chất và văn
hóa toàn xã hội...
Tiếp tục vận dụng sáng tạo
tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển kinh tế
Những thành tựu quan trọng về kinh tế đạt được
trong công cuộc đổi mới đã chứng tỏ nhận thức và
tổ chức thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần là
hoàn toàn đúng đắn. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ
rõ: Phát triển kinh tế cần đi trước một bước và xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật là nhiệm vụ trung tâm
trong suốt cả thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.
Phát triển kinh tế là tiền đề, là cơ sở cho sự phát triển
văn hoá nhằm xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu. Tăng
trưởng kinh tế là điều kiện vật chất bảo đảm tiến bộ
và công bằng xã hội. Thực hiện tiến bộ, công bằng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
– Luận điểm kinh tế có giá trị to lớn
Trong giai đoạn đất nước đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) gắn với phát triển
kinh tế tri thức, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế
thế giới thì việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
về kinh tế là hết sức cần thiết.
Về vấn đề hội nhập kinh tế, Chủ tịch Hồ Chí
Minh nhìn nhận: Hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT)
là tất yếu. Vì sức mạnh của mỗi quốc gia, dân tộc
không chỉ phụ thuộc vào con người, tài nguyên,
vị trí, truyền thống của quốc gia đó, mà một phần
quan trọng tùy thuộc vào các mối liên kết quốc
tế mà trước hết là về mặt kinh tế. Tư tưởng độc
lập tự chủ trong hội nhập KTQT của Chủ tịch Hồ
Chí Minh thống nhất và gắn liền với tư tưởng chủ
động, tích cực, “tự lực cánh sinh”, “lấy sức ta mà
VẬNDỤNGTƯTƯỞNGHỒ CHÍ MINHTRONG XÂY DỰNG
VÀ PHÁT TRIỂNKINHTẾ GIAI ĐOẠNHIỆNNAY
TRẦN THỊ PHƯƠNG HẠNH, TRẦN VĂN GIẢNG
- Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên
Hơp tac va liên kêt kinh tê trên bình diên toan câu cũng như khu vưc đang la xu thê tât yêu đối với tất cả
các quốc gia trên thế giới. Không nằmngoài xu thế đó, Việt Nam đã và đang bước vào hội nhập kinh tế với
những lợi thế và thách thức. Chính v vậy, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng nền kinh tế độc
lập tự chủ đi đôi với tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có ý nghĩa quan trọng. Bài viết nghiên cứu
tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Từ khóa: Tư tưởng Hồ Chí Minh, hội nhập, kinh tế, xã hội chủ nghĩa, thị trường
Global and regional economic cooperation
and linking have been a dominating trends for
the last years. Vietnam has not been out of the
game and has making progress in economic
integration with both opportunities and
challenges.Therefore,the relation of Hochiminh
ideology to construct an independent and
active economy in international integration
has a vital implication. This article studies
the Hochiminh ideology in constructing
and developing the Vietnam economy in the
context of international economic integration.
Keywords: Hochiminh ideology, integration,
economics, socialism, market
KINH TẾ - TÀI CHÍNHVĨ MÔ
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...86
Powered by FlippingBook