TCTC (2017) so 7 ky 2 (nen) - page 8

8
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
xanh phải dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ
xanh, hiện đại phù hợp, nguồn nhân lực chất lượng
cao, kết hợp giữa nội lực với mở rộng hợp tác quốc
tế. Tăng trưởng xanh là sự nghiệp của toàn Đảng, các
cấp chính quyền, các bộ, ngành và địa phương của
các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng
đồng dân cư và mọi người dân.
3 nhiệm vụ của Chiến lược tăng trưởng xanh
Trong bối cảnh Việt Nam đang tiếp tục đổi mới
mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng
trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền
kinh tế, tăng trưởng xanh trong thời gian tới cần tập
trung vào 3 nhiệm vụ chiến lược sau:
Thứ nhất,
“xanh hóa” sản xuất.
Theo mục tiêu của Chiến lược quốc gia về tăng
trưởng xanh, đến năm 2020, giá trị sản phẩm ngành
công nghệ cao, công nghệ xanh trong GDP là 42 -
45%; tỷ lệ các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu
chuẩn về môi trường là 80%, áp dụng công nghệ sạch
hơn 50%, đầu tư phát triển các ngành hỗ trợ bảo vệ
môi trường và làm giàu vốn tự nhiên phấn đấu đạt
3 - 4% GDP. Để đạt được mục tiêu này, việc xanh hóa
sản xuất thông qua quy hoạch, tái cơ cấu nền kinh
tế, đặc biệt hạn chế phát triển những ngành kinh tế
phát sinh chất thải lớn, gây ô nhiễm, suy thoái môi
trường. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, đặc
biệt là tài nguyên nước, tài nguyên đất và tài nguyên
khoáng sản. Thúc đẩy các ngành kinh tế xanh phát
triển nhanh để làm giàu thêm nguồn vốn tự nhiên
của đất, nước, tạo thêm việc làm và cải thiện chất
lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kết cấu hạ
tầng bền vững, đổi mới công nghệ, áp dụng phổ biến
quy trình sản xuất sạch hơn. Bên cạnh đó, thực hiện
một chiến lược “công nghiệp hóa sạch” thông qua
rà soát, điều chỉnh những quy hoạch ngành hiện có,
sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, khuyến
khích phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh
với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm
nguyên tắc thân thiện với môi trường, đầu tư phát
triển vốn tự nhiên; tích cực ngăn ngừa và xử lý ô
nhiễm môi trường.
Thứ hai,
giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên
đơn vị GDP và tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo.
Theo mục tiêu của Chiến lược quốc gia về tăng
trưởng xanh, trong giai đoạn 2011-2020, cần giảm
cường độ phát thải khí nhà kính 8-10% so với mức
2010, giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 1-1,5%
mỗi năm. Để đạt được mục tiêu này, cần cải thiện
hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm
mức tiêu hao năng lượng trong hoạt động sản xuất,
vận tải, thương mại; Thay đổi cơ cấu sử dụng nhiên
liệu trong các ngành công nghiệp và giao thông vận
tải; Đẩy mạnh khai thác có hiệu quả các nguồn năng
lượng tái tạo và năng lượng mới nhằm từng bước
gia tăng tỷ trọng của các nguồn năng lượng sạch này
trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng của quốc gia,
giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa
thạch. Bên cạnh đó, cần giảm phát khí thải nhà kính
thông qua phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững,
nâng cao tính cạnh tranh của sản xuất công nghiệp…
Thứ ba,
xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững.
Theo mục tiêu của Chiến lược quốc gia về tăng
trưởng xanh, đến năm 2020, tỷ lệ đô thị loại III có hệ
thống thu gom và xử lý nước thải đạt quy chuẩn quy
định 60%; Với đô thị loại IV, loại V và các làng nghề
là 40%, cải thiện môi trường khu vực bị ô nhiễm nặng
100%; Tỷ lệ đô thị lớn và vừa đạt tiêu chí đô thị xanh
phấn đấu đạt 50%... Để đạt được mục tiêu này, cần đô
thị hóa bền vững để nâng cao khả năng cạnh tranh,
phát triển hài hòa, nâng cao chất lượng sống cho người
dân, quy hoạch phát triển đô thị và quản lý quy hoạch
cần đạt được các tiêu chí về hiệu quả sinh thái và đảm
bảo xã hội để đô thị là động lực thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế xanh và cạnh tranh, tăng cơ hội việc làm, giảm
nghèo, cải thiện chất lượng sống, tăng an ninh năng
lượng, cải thiện môi trường, tránh được các chi phí
và rủi ro trong tương lai. Xây dựng nông thôn mới
cần theo hướng hòa hợp với môi trường, thực hiện
các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia về
Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 và trong
những năm tiếp theo, kết hợp tăng trưởng kinh tế với
bảo vệ môi trường, phát triển giáo dục, y tế, văn hóa
và thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội nhằm đảm
bảo phát triển nông thôn bền vững...
Tài liệu tham khảo:
1. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 về
phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh;
2. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 về
phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020;
3. ThS. Võ Văn Lợi (2016), Tăng trưởng xanh ở các nước và Việt Nam hiện nay,
Tạp chí Lý luận Chính trị số 2/2016.
Theo mục tiêu của Chiến lược Tăng trưởng
xanh, đến năm 2020, giá trị sản phẩm ngành
công nghệ cao, công nghệ xanh trong GDP là
42 - 45%; tỷ lệ các cơ sở sản xuất kinh doanh
đạt tiêu chuẩn về môi trường là 80%, áp dụng
công nghệ sạch hơn 50%, đầu tư phát triển các
ngành hỗ trợ bảo vệ môi trường và làm giàu
vốn tự nhiên phấn đấu đạt 3 - 4% GDP.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...86
Powered by FlippingBook