TCTC (2018) so 7 ky 2 (IN)-full - page 22

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
21
con người là trung tâm của chiến lược phát triển,
đồng thời là chủ thể phát triển; Tạo chuyển biến
mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công
nghệ, phát huy nhân tố con người”.
Đại hội XI của Đảng nêu rõ mục tiêu tổng quát
là: “Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại”. Để đạt được
mục tiêu đó, Đảng đã xác định 3 khâu đột phá
chiến lược, trong đó “Phát triển nhanh nguồn nhân
lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” được
khẳng định là khâu đột phá thứ hai. Đây được xem
là khâu đột phá phù hợp với hoàn cảnh nguồn
nhân lực của đất nước trong bối cảnh Việt Nam
tích cực, chủ động tham gia hội nhập quốc tế, với
sự cạnh tranh diễn ra vô cùng quyết liệt và cuộc
cách mạng khoa học, công nghệ đang phát triển
như vũ bão. Đó vừa là cơ hội, vừa là thách thức
đòi hỏi nước ta phải tập trung nâng cao chất lượng
nguồn lực con người.
Đại hội XI đưa ra quan điểm, phát huy nhân tố
con người trên cơ sở “Mở rộng dân chủ, phát huy
tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể,
nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”.
Quan điểm này thực chất là sự tiếp nối tư tưởng của
Đảng coi con người là chủ thể, là nguồn lực quan
trọng nhất quyết định sự phát triển xã hội và là sự
nghiệp của cách mạng Việt Nam. Mọi quá trình phát
triển kinh tế - xã hội phải hướng tới mục tiêu cao cả
là vì con người.
Đảng xác định rõ phải “gắn kết chặt chẽ giữa
phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng
dụng khoa học, công nghệ”. Muốn vậy, phải “xây
dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người
Việt Nam”; “đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo
dục quốc dân theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa,
xã hội hóa, dân chủ và hội nhập quốc tế, trong đó,
đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ
giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”; “Xây
dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về nâng cao
sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam”.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của
Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng về đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đã chỉ
rõ: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là
sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu
tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội”. Nghị quyết số 33-NQ/TW
ngày 9/6/2014 của Hội nghị Trung ương 9 khóa
XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người
Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước tiếp tục khẳng định: Xây dựng nền văn hóa
hội lần thứ VII (tháng 6/1991), Đảng khẳng định:
“Phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm
công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công
dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã
hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần;
giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi
ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng
xã hội”.
Vấn đề phát huy nhân tố con người trong sự
nghiệp CNH, HĐH được Đại hội VIII của Đảng tiếp
tục khẳng: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát
huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là
nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Từ sau Đại hội VIII, thực hiện chiến lược CNH,
HĐH đất nước, Đảng cũng đã ban hành nhiều
nghị quyết về nhiều lĩnh vực trong đó có liên
quan trực tiếp đến việc chăm sóc, bồi dưỡng và
phát huy nhân tố con người. Nghị quyết Trung
ương 2 (khóa VIII) về định hướng chiến lược phát
triển giáo dục, đào tạo trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000 đã
thể hiện rõ quan điểm của Đảng về phát triển
nguồn nhân lực. Nghị quyết nêu: “Lấy việc phát
huy nhân tố con người là yếu tố cơ bản cho sự
phát triển nhanh và bền vững”.
Thực tiễn cho thấy, việc giải quyết vấn đề
phát triển con người Việt Nam những năm qua
có nhiều chuyển biến tích cực và đạt những kết
quả quan trọng. Quá trình cách mạng Việt Nam
chứng tỏ rằng, trong những thời điểm lịch sử
hiểm nghèo, những tình thế hết sức khó khăn,
con người Việt Nam đều rất sáng tạo, năng động
và luôn tìm ra được con đường phát triển, đưa
đất nước tiến lên.
Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận, thực tiễn
sau 20 năm đổi mới (1986-2006), Đảng ta tiếp tục
khẳng định: “Con người là vốn quý nhất, phát triển
con người với tư cách vừa là động lực, vừa là mục
tiêu của cách mạng, của sự nghiệp đổi mới đất nước;
gắn vấn đề nhân tố con người với tinh thần nhân
văn nhằm tạo điều kiện cho con người phát triển
toàn diện, sống trong một xã hội công bằng và nhân
ái với những quan hệ xã hội lành mạnh. Con người
và sự phát triển con người được đặt vào vị trí trung
tâm của chiến lược kinh tế - xã hội, mở rộng cơ hội,
nâng cao điều kiện cho con người phát triển”.
Kế thừa quan điểm về phát huy nhân tố con
người từ các Đại hội trước, trong Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 2011-2015, Đảng xác định:
“Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; Nâng cao
rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế;
1...,12,13,14,15,16,17,18,19,20,21 23,24,25,26,27,28,29,30,31,32,...95
Powered by FlippingBook