TCTC (2018) so 7 ky 2 (IN)-full - page 12

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
11
việc mua, bán hoặc nắm giữ cổ phiếu và công cụ nợ,
cung cấp, thanh toán các khoản vay hoặc các hình
thức vay mượn khác.
Tại Việt Nam, Luật Kế toán sửa đổi 2015 quy
định, đơn vị kế toán không sử dụng ngân sách nhà
nước (NSNN), đơn vị kế toán có sử dụng các khoản
đóng góp của nhân dân phải công khai BCTC năm
trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nộp BCTC. Đơn
vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công
khai BCTC năm trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày
kết thúc kỳ kế toán năm. Trường hợp pháp luật về
chứng khoán, tín dụng, bảo hiểm có quy định cụ thể
về hình thức, thời hạn công khai BCTC khác với quy
định của Luật này thì thực hiện theo quy định của
pháp luật về lĩnh vực đó.
Tính kịp thời của báo cáo tài chính
và các nhân tố ảnh hưởng
Theo IASB (2010), mục tiêu của việc lập BCTC của
đơn vị kế toán là nhằm cung cấp thông tin hữu ích
cho các NĐT, bên cho vay, hoặc các bên cấp tín dụng
khác, hiện tại hoặc tiềm năng, trong việc đưa ra các
quyết định cung cấp nguồn lực cho đơn vị kế toán.
Cụ thể, thông tin tài chính được coi là hữu ích khi có
một trong hai đặc trưng chất lượng cơ bản, trong đó
“tính kịp thời” có nghĩa là thông tin sẵn có cho những
người ra quyết định vào thời điểm có khả năng ảnh
hưởng đến quyết định của họ. Như vậy, thông tin
càng cũ sẽ càng kém hữu ích và càng không hiệu quả
trong quá trình đưa ra quyết định của các NĐT.
Theo Aktas và Kargın (2011), “tính kịp thời”
được định nghĩa như là số ngày tính từ ngày kết
thúc kỳ kế toán năm đến ngày mà công ty niêm yết
Thời gian công bố báo cáo tài chính
Khuôn mẫu lý thuyết của Chuẩn mực báo cáo tài
chính (BCTC) quốc tế (IFRS Framework) do Uỷ ban
Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) phê chuẩn tháng
9/2010, xác định mục đích của BCTC là “cung cấp
thông tin tài chính hữu ích về doanh nghiệp (DN)
cho các nhà đầu tư (NĐT) hiện tại và tiềm năng,
người cho vay và các chủ nợ khác trong việc đưa
ra quyết định về việc cung cấp nguồn lực cho DN”
(IASB, 2010a). Những quyết định này liên quan đến
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂNTỐ ẢNHHƯỞNG
ĐẾNTÍNHKỊP THỜI CỦA BÁO CÁOTÀI CHÍNH
ThS. NGUYỄN KIM QUỐC TRUNG
- Đại học Ngoại thương – Cơ sở II tại TP. Hồ Chí Minh *
Mục tiêu của bài viết là nghiên cứu những nhân tố tác động đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của
các công ty niêm yết tại Việt Nam. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm nghiên cứu
những nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên Sở Giao
dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE) trong giai đoạn
nghiên cứu (2012-2016). Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố sau đây có thể tác động đến tính kịp
thời của báo cáo tài chính: Quy mô của doanh nghiệp; Loại công ty kiểm toán; Sự thay đổi của lợi nhuận;
Loại báo cáo tài chính; Loại ý kiến kiểm toán; Lĩnh vực kinh doanh.
Từ khóa: Tính kịp thời, quy mô doanh nghiệp, công ty kiểm toán, lợi nhuận, báo cáo tài chính, ý kiến kiểm toán, lĩnh vực kinh doanh
FACTORS OF A FINANCIAL-REPORT TIMELINESS
The research objective of this paper is to discover
the factors affecting the timeliness of financial
reports issued by the listed companies inVietnam.
To accomplish this objective, the author uses a
qualitative methodoloty to study the factors of
timeliness of financial reports issued by the listed
companies on HNX and HoSE for 2012-2016.
The research results show that the following
factors have the positive impacts on financial
report timeliness: firm size; type of audit firm;
change of profit; type of financial report; auditor’s
opinion; and business field.
Keywords: Timeliness, enterprise’s size, audit company,
profit, financial report, auditor’s opinion, business field
Ngày nhận bài: 29/6/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 13/7/2018
Ngày duyệt đăng: 17/7/2018
*Email
:
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16,17,18,19,20,21,22,...95
Powered by FlippingBook