TCTC (2018) so 7 ky 2 (IN)-full - page 15

14
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
của BCTC, vì các hãng kiểm toán lớn thường có các
quy trình, công cụ trợ giúp, như các công cụ chọn
mẫu, công cụ phân tích và xử lý thông tin, cũng như
các bộ phận hỗ trợ (bộ phận thuế, bộ phận công nghệ
thông tin và bộ phận tư vấn, thẩm định giá). Do đó,
việc thu thập các bằng chứng kiểm toán được thực
hiện một cách hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian và
nguồn lực (Owusu-Ansah, 2000).
Nhân tố “sự thay đổi của lợi nhuận”:
Lợi nhuận là một biến được xem xét trong
nhiều nghiên cứu trước đây. Công ty hoạt động có
lợi nhuận cao trong năm được xem là một thông
tin tốt và ngược lại công ty kinh doanh thua lỗ
hoặc lợi nhuận thấp thì được xem là một thông
tin xấu. Theo Basu (1997), công ty có thông tin tốt
thường sẽ công bố BCTC sớm hơn các các công
ty có thông tin xấu. Đây cũng là kết quả của rất
nhiều nghiên cứu khác; đồng thời, các nghiên cứu
chỉ ra rằng, công ty sẽ không sẵn lòng công bố
thông tin xấu tới công chúng, nên sẽ trì hoãn việc
công bố báo cáo.
Một số nhà nghiên cứu đã sử dụng các dấu hiệu
kinh doanh như là một biến giải thích cho sự chậm
trễ kiểm toán (Ashton và cộng sự, 1987; Carslaw và
Kaplan, 1991; Bamber và cộng sự, 1993). Các công ty
báo cáo lỗ trong kỳ được dự kiến sẽ có một sự chậm
trễ kiểm toán so với những công ty có báo cáo về lợi
nhuận tốt.
Nhân tố “loại BCTC”:
BCTC có thể phân loại theo nhiều cách: BCTC
tóm tắt và BCTC đầy đủ; BCTC riêng và BCTC hợp
nhất, BCTC thông thường và BCTC cho mục đích
đặc biệt… Trong nghiên cứu này, tác giả xem xét
loại BCTC riêng lẻ và BCTC hợp nhất.
Các nhà nghiên cứu Aktas và Kargin (2011) cho
rằng, độ phức tạp của BCTC cũng ảnh hưởng đến
tính kịp thời. Do đó, BCTC hợp nhất của những
công ty mẹ thường được công bố trễ hơn các công
ty khác. Sự ảnh hưởng này có thể được giải thích
qua một số lý do sau: Các công ty mẹ phải đợi các
công ty con chốt số liệu báo cáo cuối năm, sau đó
mới tiến hành xử lý, đối chiếu số liệu và thực hiện
các thủ tục hợp nhất; Thời gian kiểm toán BCTC
hợp nhất dài hơn các báo cáo riêng lẻ do phải thực
hiện thêm các thủ tục như: Kiểm toán hoặc soát xét
các công ty thành viên, đối chiếu các giao dịch nội
bộ giữa các đơn vị thành viên và kiểm toán các bút
toán hợp nhất.
Nhân tố “loại ý kiến kiểm toán”:
Theo nghiên cứu của Ahmad và Kamarudin về
các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của BCTC
các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Kuala
Nghiên cứu kết luận rằng, quy mô DN, lợi nhuận,
loại chứng khoán bảo mật… có ảnh hưởng đến
mức độ công bố thông tin trên BCTC. Tuy nhiên, họ
chỉ dừng lại ở việc kiểm tra tác động đến mức độ
công bố thông tin, mà chưa xem xét mối quan hệ
cùng chiều hay nghịch chiều giữa quy mô DN và
mức độ công bố thông tin. Một vài nghiên cứu sau
đó, đã được phân thành hai quan điểm trái chiều
về mối quan hệ giữa quy mô công ty và tính kịp
thời của BCTC:
- Những công ty lớn thường trì hoãn việc công
bố BCTC, vì các công ty lớn có mạng lưới kinh
doanh rộng, khối lượng sản phẩm và dịch vụ lớn
lớn, cấu trúc phức tạp hơn các công ty nhỏ. Do đó,
khối lượng thông tin kế toán ở các công ty lớn rất
nhiều, nên kế toán cần nhiều thời gian để xử lý số
liệu và lập BCTC. Frost và Panel (1994) đã ủng hộ
quan điểm này.
- Các công ty lớn thường công bố BCTC nhanh
hơn các công ty nhỏ, vì hầu hết các công ty lớn đều
có phần mềm kế toán hỗ trợ và số lượng kế toán
viên cũng nhiều hơn công ty nhỏ, do đó thời gian
lập BCTC ở các công ty lớn được rút ngắn lại. Hơn
nữa, quy mô công ty càng lớn thì số lượng cổ đông
sẽ càng nhiều, nên các công ty lớn cần phải phát
hành nhanh BCTC đến các cổ đông để phục vụ cho
việc ra quyết định của họ. Quan điểm này được
trình bày bởi El Gabr (2006).
Nhân tố “loại công ty kiểm toán”:
Hiện tại có nhiều cách phân loại các công ty kiểm
toán độc lập: Công ty kiểm toán trong nước và công
ty kiểm toán nước ngoài được phép hoạt động tại
Việt Nam, hoặc có thể phân loại các hãng kiểm toán
theo doanh thu hoạt động.
Do sự cách biệt quá lớn về doanh thu của 4 công ty
kiểm toán hàng đầu thế giới tại Việt Nam (Big4) nên
tác giả phân loại các công ty kiểm toán thành 2 loại:
Công ty kiểm toán lớn (Big 4) và công ty kiểm toán
nhỏ (Non Big 4). Nhóm Big 4 gồm 4 công ty kiểm
toán có doanh thu cao nhất năm 2017 dựa trên nguồn
báo cáo từ
gồm Công ty TNHH
KPMG Việt Nam (KPMG), Công ty TNHH Ernst &
Young Việt Nam (EY), Công ty TNHH DELOITTE
Việt Nam (Deloitte), Công ty TNHH Pricewaterhouse
Coopers Việt Nam (PwC). Cụ thể, EY là có doanh thu
cao nhất năm qua khi thu về 927 tỷ đồng. Các vị trí
tiếp theo là PwC (838 tỷ đồng), Deloitte (644 tỷ đồng)
và cuối cùng là KPMG (447 tỷ đồng).
Nhân tố “loại công ty kiểm toán” thường xuất
hiện trong rất nhiều nghiên cứu trước đây và hầu
hết các nghiên cứu đều ra kết luận: Nhân tố “loại
công ty kiểm toán” có ảnh hưởng tới tính kịp thời
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16,17,18,19,20,21,22,23,24,25,...95
Powered by FlippingBook