TCTC (2018) so 7 ky 2 (IN)-full - page 30

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
29
đó số DN là 7.641; cá nhân là 92 thực hiện DVCTT.
Ngành Hải quan ký kết với 37 ngân hàng thương mại
để thu thuế điện tử, số thu chiếm 90% số thu ngân
sách của Ngành, giảm thời gian từ 2 ngày xuống còn
15 phút; triển khai chính thức Đề án nộp thuế điện tử
và thông quan 24/7 từ ngày 23/10/2017 với 13 ngân
hàng thương mại.
Đẩy mạnh áp dụng phương pháp
quản lý hải quan hiện đại
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc “đẩy
mạnh chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm”, hơn 10
năm qua, ngành Hải quan đã hình thành lực lượng
kiểm tra sau thông quan có chất lượng. Theo đó, phần
lớn các hồ sơ, hàng hóa đã thông quan (nhập khẩu)
đều được kiểm tra sau thông quan, qua đó kiểm tra
việc chấp hành pháp luật hải quan; đồng thời, xử lý
đầy đủ các trường hợp có vi phạm về thủ tục và thuế.
Trong bối cảnh quy mô hàng hóa xuất nhập khẩu
ngày càng tăng, biên chế cơ quan Hải quan không
tăng, ngành Hải quan không ngừng ứng dụng quản
lý rủi ro trong hoạt động, trước hết nhằm phân
luồng hàng hóa để có biện pháp thông quan phù
hợp. Về lâu dài sẽ đánh giá việc tuân thủ pháp luật
hải quan của DN để áp dụng phương pháp quản
lý tuân thủ theo khuyến cáo của Tổ chức Hải quan
thế giới (WCO). Việc cơ quan Hải quan áp dụng
xác định trước mã, xuất xứ, trị giá hải quan theo
yêu cầu của DN đã giúp DN giảm bớt rất nhiều khó
khăn khi thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu hàng
hóa. Việc cơ quan Hải quan áp dụng công nhận
DN ưu tiên cũng là hướng giúp thông quan hàng
hóa xuất nhập khẩu nhanh chóng. Hiện nay, ngành
Hải quan đang xây dựng Đề án thí điểm bảo lãnh
sau thông quan để trình Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt trong năm 2018.
Phối hợp với các bộ quản lý chuyên ngành
để cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành
Ngành Hải quan tiếp tục triển khai Đề án giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra chuyên
ngành (KTCN) đối với hàng hóa XNK theo Quyết
định số 2026/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của Thủ tướng
Chính phủ. Tính đến tháng 2/2018, có 13 bộ, ngành
luật thuế xuất nhập khẩu được ban hành đầy đủ,
ngày càng được hoàn chỉnh, đã giúp giảm bớt số
lượng TTHC hải quan (giảm từ 239 thủ tục trước khi
có Luật Hải quan 2014 giảm xuống còn 180 thủ tục
hiện nay). Trong số 180 TTHC hải quan đã được đơn
giản hóa hồ sơ giấy tờ, phương thức thực hiện hầu
hết được điện tử hóa, tạo điều kiện tối đa cho DN.
Đặc biệt, mới đây, thực hiện yêu cầu của Thủ tướng
Chính phủ, ngành Hải quan đã nghiên cứu đề xuất
cắt giảm 15/31 điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực
hải quan. Hiện nay, ngành Hải quan đang xây dựng,
hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định thực hiện
TTHC thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế
một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành hàng hóa
xuất nhập khẩu.
Quyết liệt ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý, thực hiện thủ tục hải quan
Từ năm 2014, ngành Hải quan đã tiếp nhận và
quản lý, triển khai vận hành ngày càng có hiệu quả
Hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS) với
100% Chi cục Hải quan thực hiện, bảo đảm vận hành
24/7 với 99% thủ tục hải quan được thực hiện qua Hệ
thống này. Trong đó, tỷ lệ hàng luồng xanh chiếm tới
95%, thông quan tự động trong 3 giây; hàng luồng
vàng chiếm 3% (kiểm tra hồ sơ hải quan) và hàng
luồng đỏ chiếm 2% (kiểm tra thực tế hàng hóa).
Cùng với đó, ngành Hải quan xây dựng, trình
Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch tổng thể về Cơ chế
một cửa quốc gia. Đến nay đã có 11 bộ, ngành tham
gia Cơ chế một cửa quốc gia với 53 TTHC được kết
nối. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2018, số hồ sơ hành
chính thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc
gia đạt xấp xỉ 411 nghìn bộ, số DN tham gia trên 4,3
nghìn. Từngày 01/01/2018, ViệtNamđã traođổi chính
thức thông tin e-C/O form D với các nước Singapore,
Malaysia, Indonesia, Thái Lan; đang phối hợp để trao
đổi với với Brunei, Campuchia, Philippines.
Trong năm 2017, ngành Hải quan xây dựng Hệ
thống quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu theo
phương thức quản lý mới; Triển khai thí điểm tại Cục
Hải quan Hải Phòng và Cục Hải quan Hà Nội về hệ
thống quản lý, giám sát hải quan tại cảng biển, cảng
hàng không đảm bảo yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng
hóa từ khâu đầu đến khâu cuối (hiện nay đang mở
rộng trên phạm vi toàn quốc); Triển khai dịch vụ công
trực tuyến (DVCTT) tối thiểu mức độ 3 lên 170/180
TTHC (chiếm hơn 94,4% số lượng TTHC), trong đó, có
161 TTHC được cung cấp DVCTT mức độ 4.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng số hồ sơ TTHC
được thực hiện trên Hệ thống DVCTT là 38.031 bộ với
tổng số đối tượng thực hiện DVCTT là 7.733, trong
Năm 2015, Tổng cục Hải quan đưa Hệ thống
giám sát trực tuyến đi vào hoạt động, kết nối
trực tiếp hình ảnh thực hiện thủ tục hải quan tại
các cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không trọng
điểm trong cả nước về trung tâm Tổng cục, qua
đó theo dõi, giám sát các hoạt động ở cơ sở.
1...,20,21,22,23,24,25,26,27,28,29 31,32,33,34,35,36,37,38,39,40,...95
Powered by FlippingBook