TCTC (2018) so 7 ky 2 (IN)-full - page 36

35
Nhờ đó, cùng với các ngân hàng nước ngoài
và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hầu hết
NHTM trong nước, đặc biệt là các NHTM cổ phần
đã tăng trưởng mạnh mẽ. Theo Ngân hàng Nhà
nước (NHNN), đến ngày 31/12/2017, tổng tài sản
của toàn hệ thống NHTM đã đạt trên 10 triệu tỷ
đồng, tăng 17,62% so với cuối năm 2016. Trong khi
bảng xếp hạng về vốn tự có đã có nhiều thay đổi,
khoảng cách giữa những ngân hàng tư nhân top
đầu với các ngân hàng quốc doanh về vốn điều lệ
đang rút ngắn hơn thì khoảng cách về tổng tài sản
vẫn rất cách biệt. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản
của các NHTM nhà nước nhanh hơn với 18,34%
trong năm 2017, trong khi các ngân hàng cổ phần
tư nhân là 16,69%. Từ trước đến nay, quy mô tài
sản của các NHTM nhà nước vẫn luôn dẫn đầu và
chiếm phần lớn trong hệ thống. Đến hết năm 2017,
chưa tính đến Agribank (không phải ngân hàng cổ
phần) thì riêng BIDV, VietinBank, Vietcombank đã
có tổng tài sản là 3,33 triệu tỷ đồng, chiếm đến 46%
hệ thống NHTM cổ phần...
Vốn điều lệ là chỉ tiêu cơ bản thể hiện năng
lực tài chính của một NHTM, là căn cứ để tính
toán các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động
ngân hàng. Thời gian qua, hoạt động tái cơ cấu đã
giúp cho các NHTM trong nước tăng vốn điều lệ,
tăng năng lực tài chính để tạo điều kiện mở rộng
hoạt động và nâng cao khả năng cạnh tranh, ứng
phó với các rủi ro trong hoạt động. Báo cáo của
NHNN cho thấy, tính đến ngày 31/12/2017, vốn
tự có toàn hệ thống ngân hàng đã tăng 11,64%
lên trên 714 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ tăng tăng
4,91% đạt hơn 512 nghìn tỷ đồng. Tổng vốn tự
có của nhóm NHTM cổ phần là 290.626 tỷ đồng,
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Nhu cầu huy động vốn trong bối cảnh hội nhập
Với việc mở cửa hội nhập trong lĩnh vực thị
trường ngân hàng, tài chính, sự tham gia của các
tổ chức tín dụng (TCTD), tổ chức tài chính nước
ngoài với tiềm lực tài chính, kỹ thuật hiện đại và
kinh nghiệm lâu năm đã tạo ra cuộc cạnh tranh
khốc liệt với các ngân hàng thương mại (NHTM)
Việt Nam. Nhằm phục vụ nhu cầu phát triển và
có thể cạnh tranh được với các TCTD, tổ chức tài
chính nước ngoài, thời gian quan, các NHTM Việt
Nam đã không ngừng cải thiện về công nghệ,
quản lý điều hành, đặc biệt đưa ra các chiến lược
phát triển.
HUY ĐỘNGVỐNQUA PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU
CỦA CÁC NGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI CỔ PHẦNVIỆT NAM
ThS. NGUYỄN THỊ THU HẰNG
- Trường Cao đẳng Thương mại *
Phát hành chứng khoán trở thành một trong những kênh huy động vốn quan trọng có thể thu hút lượng
vốn rất lớn, đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết trong từng giai đoạn phát triển của các ngân hàng thương mại
cổ phần. Bài viết trao đổi về thực trạng phát hành chứng khoán ngân hàng trong thời gian qua và đưa ra
một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt
Nam thời gian tới.
Từ khóa: Phát hành cổ phiếu, thị trường chứng khoán, ngân hàng thương mại cổ phần
CAPITAL MOBILIZATION THROUGH SHARE ISSUANCE
OF JOINT STOCK COMMERCIAL BANKS IN VIETNAM
The issuance of securities has become an
important channel for capital mobilization
which can attract a large amount of capital
to meet the capital needs in each stage of
development of joint stock commercial banks.
This paper discusses the current situation
of issuing bank securities and suggests
recommendations to improve the efficiency
of joint stock commercial banks capital
mobilization in Vietnam in the future.
Keywords: Stock issuance, stock market, stock commercial banks
Ngày nhận bài: 27/6/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 10/7/2018
Ngày duyệt đăng: 16/7/2018
*Email:
1...,26,27,28,29,30,31,32,33,34,35 37,38,39,40,41,42,43,44,45,46,...95
Powered by FlippingBook