TCTC (2018) so 7 ky 2 (IN)-full - page 35

34
CHUYÊN ĐỀ: PHÁT TRIỂN KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐẾN NĂM 2020
dự toán gói thầu (lập theo Thông tư số 06/2016/TT-BXD
ngày 10/3/2016) để làm căn cứ xét duyệt trúng thầu, bao
gồm cả chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong
quá trình thực hiện. Giá dự thầu phải bao gồm tất cả các
chi phí cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá có thể
xảy ra trong quá trình thực hiện.
Tuy nhiên, nội dung bổ sung chi phí dự phòng
vào giá gói thầu và hướng dẫn thanh toán cho nhà
thầu hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Với hạn mức
quy định tại Điều 63 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP,
giá gói thầu có quy mô nhỏ là gói thầu cung cấp dịch
vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu
không quá 10 tỷ đồng; gói thầu xây lắp, hỗn hợp có
giá trị gói thầu không quá 20 tỷ đồng. Trong khi, với
cách tính chi phí dự phòng thông dụng hiện nay thì
chi phí dự phòng khoảng 10% chi phí xây lắp sau
thuế, tương ứng với giá trị khoảng 1 tỷ đồng với gói
thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa;
khoảng 2 tỷ đồng với gói thầu xây lắp, hỗn hợp.
Như vậy, nếu đưa chi phí dự phòng trên vào giá
gói thầu và hướng dẫn nhà thầu phân bổ vào đơn
giá, thì trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có
rủi ro và trượt giá, nhà thầu sẽ sử dụng chi phí đó để
bù đắp, tuy nhiên, nếu không có rủi ro và trượt giá
thì nhà thầu sẽ được hưởng toàn bộ phần giá trị này.
Để giải quyết những bất cập trên, các bộ, ngành
liên quan cần có sự phối hợp và hướng dẫn cụ thể từ
quá trình lập, thẩm định phê duyệt dự toán đến quá
trình đưa chi phí dự phòng vào giá gói thầu, tránh
thiệt hại cho nhà thầu cũng như chủ đầu tư, trên cơ
sở chia sẻ rủi ro giữa chủ đầu tư và nhà thầu, đảm
bảo dự án hoàn thành mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thứ hai,
hoàn thiện cơ chế quản lý dự án đầu
tư xây dựng: KBNN được bố trí theo hệ thống
ngành dọc thành 3 cấp: Cấp trung ương, KBNN
tỉnh, KBNN huyện, vì vậy, việc quản lý dự án đầu
tư xây dựng theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13
và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án
đầu tư xây dựng gặp rất nhiều khó khăn do các
dự án đầu tư của hệ thống KBNN thực hiện rông
khắp các quận, huyện, thị xã, thành phố của 63
tỉnh, thành phố trong cả nước. Để giải quyết vấn
đề này, các đơn vị liên quan cần hướng dẫn việc
quản lý dự án của các hệ thống dọc như: Tổng cục
Thuế, KBNN, Tổng cục Hải quan, Dự trữ Quốc
gia phù hợp với Luật Xây dựng số 50/2014/QH13
và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP; hoặc kiến nghị
với Chính phủ, Quốc hội về việc điều chỉnh bổ
sung Điều 62 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.
Theo đó, cho phép áp dụng hình thức Ban quản
lý dự án đầu tư xây dựng một dự án cho tất cả các
dự án của hệ thống KBNN.
Thứ ba,
hoàn thiện quy định về thẩm định và phê
duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: Luật Xây
dựng số 50/2014/QH13 và Nghị định số 59/2015/
NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng có hiệu
lực thi hành. Để có được dự án đầu tư trong năm
chuẩn bị đầu tư KBNN tỉnh, thành phố phải thực
hiện trình qua nhiều cơ quan sở ngành và trình
nhiều lần và mất rất nhiều thời gian trong quá trình
các sở ngành và KBNN phê duyệt. Để giải quyết vấn
đề này, cần điều chỉnh các quy định hiện hành theo
hướng phân cấp cơ quan chuyên môn của Nhà nước
chỉ cần thẩm định thiết kế cơ sở. Các nội dung khác
có thể phân cấp cho cơ quan chuyên môn của người
quyết định đầu tư thẩm định, nâng cao trách nhiệm
của người quyết định đầu tư trong việc xem xét, phê
duyệt dự án đầu tư xây dựng…
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội (2015), Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015;
2. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư công;
3. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 05/2014/TT-BTC ngày 06/01/2016 của Bộ
Tài chính quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý
dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà
nước và vốn trái phiếu chính phủ;
4. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 108/2016-TT-BTC ngày 30/6/2016 về sửa
đổi, bổ sungmột số Điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016
của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn
vốn ngân sách nhà nước;
5. Chính phủ (2007), Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà
nước đến 2020;
6. KBNN (2016), Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp
có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, ban hành
kèm theo Quyết định số 5657/QĐ-KBNN ngày 28/12/2016 của Tổng Giám
đốc Kho bạc Nhà nước;
7. Kho bạc Nhà nước (2008), Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm2020.
Tiền thuế là của dân,
do dân đóng góp
để phục vụ lợi ích của nhân dân
1...,25,26,27,28,29,30,31,32,33,34 36,37,38,39,40,41,42,43,44,45,...95
Powered by FlippingBook