12
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
lực phát triển mới cho nền kinh tế thì việc nghiên
cứu vai trò động lực của KTTN trong sự phát triển
kinh tế của đất nước giai đoạn hiện nay đến năm
2020 là rất quan trọng. Bên cạnh những kết quả
tích cực đã đạt được, KTTN cũng đang đứng trước
nhiều khó khăn và thách thức lớn, đó là:
- Quy mô của các doanh nghiệp tư nhân (DNTN)
nhỏ:
Kể từ khi Luật Doanh nghiệp (năm 1999) ra
đời đến nay, số lượng DNTN tại Việt Nam gia
tăng nhanh chóng. Thời điểm năm 2000, cả nước
có 35.044 DNTN hoạt động thì đến cuối năm 2016
đã có trên 500 nghìn DNTN. Dù khu vực KTTN
phát triển nhanh chóng về số lượng nhưng các
DN đa phần vẫn là DN quy mô nhỏ hoặc rất nhỏ.
Theo Tổng cục Thống kê, khoảng 90% DNTN
đang hoạt động có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Riêng
DN siêu nhỏ (theo tiêu chí là dưới 10 lao động)
chiếm khoảng 66%. Nhiều DN có đặc điểm không
khác nhiều so với hộ kinh doanh cá thể về quy mô
lao động, doanh thu, tổ chức quản lý.
- Kết quả kinh doanh hạn chế, tỷ lệ DN thua lỗ
cao:
Căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế theo
“Báo cáo Thường niên DN Việt Nam năm 2015”
do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI) công bố, tỷ lệ DNTN bị thua lỗ trong giai
đoạn 2007-2014 dao động trong khoảng từ 21,7%
đến 45,4%. Bên cạnh đó, số DN phải tạm ngừng
hoạt động sản xuất kinh doanh đã tăng liên tục
trong 3 năm gần đây. Năm 2015 cả nước có 71.391
DN tạm ngừng hoạt động, tăng 22,4% so với cùng
kỳ năm 2014, cụ thể: 15.649 DN tạm ngừng kinh
doanh có đăng ký, và 55.742 DN gặp khó khăn
phải tạm ngừng hoạt động chờ đóng mã số DN
hoặc không đăng ký.
- Trình độ và năng lực tổ chức quản lý của DNTN
Việt Nam còn hạn chế:
Hiện tại, phần lớn nhân sự
cao cấp tại các DN Việt Nam chưa được đào tạo
Những vấn đề đặt ra hiện nay
Kinh tế tư nhân (KTTN) được dùng để chỉ các
thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân
về tư liệu sản xuất, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ
và kinh tế tư bản tư nhân. Cả 2 thành phần kinh tế
trên thuộc cùng chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu
sản xuất, tuy nhiên, quy mô sở hữu là khác nhau.
Cho đến nay, quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò,
đóng góp của KTTN cũng như đường lối tạo điều
kiện phát triển KTTN là rõ ràng, đầy đủ. Trong bối
cảnh mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
đã bộc lộ những điểm yếu và đã đến điểm tới hạn,
cần thiết phải thực hiện chuyển đổi mô hình tăng
trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, tìm ra những động
THÊMĐỘNG LỰC ĐÊ KINHTẾ TƯNHÂNPHÁT TRIỂN
ThS. BÙI ĐỨC NAM
- Đại học Sư phạm Hà Nội
Quan niệmkinh tế tư nhân là “một động lực quan trọng của nền kinh tế” tại Đại hội XII thể hiện bước đột phá
về nhận thức của Đảng ta so với giai đoạn trước - khi chỉ coi kinh tế tư nhân làmột trong những động lực của
nền kinh tế. Hội nghị Trung ương 4 khóa XII của Đảng tiếp tục yêu cầu phải phát triểnmạnh khu vực kinh tế tư
nhân cả về số lượng và chất lượng để khu vực này thực sự trở thànhmột động lực quan trọng của nền kinh tế.
Tạomọi điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển c ng chính là tạo điều kiện để giải phóng các
nguồn lực phát triển trong xã hội, để nền kinh tế phát huy tối đa các tiềmnăng to lớn của khu vực này.
Từ khóa: Kinh tế tư nhân, doanh nghiệp tư nhân, kinh tế, doanh nghiệp
The concept of private sector is “an
important drive of the economy” had
been specified in the National Assembly
Meeting XII which reflected a breakthrough
in recognization of the National Party as
compared to the previous phases when private
sector was only regarded as a common drive
for the national economy. The 4th Central
Meeting XII of the National Party again
specified further development of the private
sector in terms of both quality and size to turn
this economic sector into a real important
drive of the national economy. Paving the
best way for the private sector development
means liberating the vast resources among the
society for the best development of this sector.
Keywords: Private sector, private enterprises,
economics, enterprise