20
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang
Trung Quốc.
Thêm vào đó, một loạt các hiệp định thương mại
tự do mà Việt Nam đã và đang tiến hành ký kết
cũng sẽ tạo cơ hội xuất khẩu lớn hơn cho các doanh
nghiệp trong nước. Việc Việt Nam - Hàn Quốc ký
kết Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam đã
giúp cho doanh thu gỗ nước ta tăng 16,6% và xuất
khẩu gỗ sang nước này đạt 143,84 triệu USD. Theo
Văn phòng Xúc tiến thương mại tại Hàn Quốc, nếu
loại bỏ nguyên liệu thô không rõ nguồn gốc xuất
khẩu trong các sản phẩm xuất khẩu, thì ngành gỗ
Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội mở rộng và phát triển
thị trường tại Hàn Quốc.
Liên minh châu Âu (EU) cũng là thị trường xuất
khẩu đồ gỗ lớn thứ 4 của Việt Nam, đạt hơn 740
triệu USD trong năm 2016. Trong năm 2017, triển
vọng phát triển ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ tại
thị trường EU được dự báo tăng trưởng khả quan
hơn nhờ tác động của Hiệp định thương mại tự do
Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến có hiệu lực vào đầu
năm 2018 và Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi
lâm luật, quản trị rừng, thương mại gỗ và sản phẩm
gỗ (VPA/FLEGT) vừa được Việt Nam và EU ký tắt
vào tháng 5/2017. EVFTA và VPA/FLEGT chính là
nền tảng để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh
xuất khẩu, gia tăng giá trị trao đổi thương mại đối
với các mặt hàng chủ lực, trong đó có gỗ và các
sản phẩm gỗ. Theo đó, thuế nhập khẩu ván ép và
các sản phẩm tương tự sẽ loại bỏ thuế quan trong
3 - 5 năm; sản phẩm nội ngoại thất, mức thuế từ
2,7 - 5,7% hiện nay cũng sẽ được xóa bỏ ngay khi
EVFTA có hiệu lực.
Việc các nhà nhập khẩu lớn của thế giới chuyển
hướng chiến lược đa dạng hoá thị trường nhập khẩu
đồ gỗ, thay vì chỉ phụ thuộc vào một số thị trường
quen thuộc trước đây cũng đang mở ra những cơ
hội và tiềm năng phát triển rất lớn cho ngành chế
biến gỗ Việt Nam. Theo dự báo, Việt Nam có cơ hội
lớn để mở rộng thị trường gỗ và các sản phẩm gỗ
trên thế giới. Nếu có giải pháp đúng và chính sách
hỗ trợ hiệu quả thì các doanh nghiệp có thể xuất
khẩu đạt từ 15 đến 20 tỷ USD trong 10 năm tới.
Bên cạnh những lợi thế và thuận lợi, ngành chế
biến gỗ, lâm sản Việt Nam hiện đang phải đối mặt
với nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể là xuất khẩu
gỗ và sản phẩm gỗ tiềm năng tuy lớn nhưng sức
ép cạnh tranh đang ngày càng gia tăng, đặc biệt
từ phía Trung Quốc, Đài Loan và các nước trong
khu vực như Indonesia, Malaysia… Vì chất lượng
và mẫu mã sản phẩm đồ gỗ Việt Nam còn hạn chế,
chưa thật phong phú, đa dạng, do vậy còn thiếu
đã đạt được những thành tựu to lớn cả về số lượng,
chất lượng doanh nghiệp chế biến, về kim ngạch
xuất khẩu và về thị trường tiêu thụ sản phẩm...
Các sản phẩm gỗ chế biến ngày càng trở nên đa
dạng hơn, có mẫu mã và chất lượng sản phẩm ngày
càng phù hợp hơn với cả thị trường trong nước và
xuất khẩu. Từ chỗ chỉ tập trung để tái xuất khẩu
sang một nước thứ ba, đến nay các sản phẩm gỗ
chế biến của Việt Nam đã có mặt ổn định ở trên 120-
150 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới với
nhiều doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu sang các thị
trường dành cho người tiêu dùng. Ngay cả các thị
trường khó tính nhất, đòi hỏi chất lượng cao như:
Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… hiện cũng chiếm tỷ
trọng hơn 50% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng đồ
gỗ của Việt Nam.
Thống kê cho thấy, trong 3 tháng đầu năm 2017,
Hoa Kỳ liên tục duy trì là thị trường xuất khẩu gỗ
và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong quý
I/2017, đạt trên 691 triệu USD, tăng 15,96% so với
cùng kỳ năm ngoái, chiếm 39% tổng kim ngạch xuất
khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước. Bên cạnh đó,
kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang hầu
hết các thị trường chủ lực khác như Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Australia đều tăng so
với cùng kỳ năm 2016…
Nhu cầu của thị trường thế giới về gỗ và sản
phẩm gỗ có giá trị cao cũng là một nhân tố quan
trọng để nâng cao giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm
gỗ Việt Nam. Theo số liệu sơ bộ của Trung tâm
Nghiên cứu các ngành công nghiệp (CSIL), giá trị
tiêu thụ đồ gỗ toàn cầu hiện nay hơn 460 tỷ USD/
năm và Việt Nam chỉ chiếm 1,65% trong số này, có
nghĩa là có khoảng trống đáng kể cho các doanh
nghiệp Việt Nam tăng thị phần của mình. Nghiên
cứu thị trường cho thấy, Trung Quốc tuy là nhà
cung cấp các sản phẩm gỗ lớn nhất trên thế giới,
chiếm 37% tổng lượng tiêu thụ của thế giới nhưng
thời gian gần đây Chính phủ Trung Quốc đã cắt
giảm 9% tổng lượng gỗ khai thác, tương đương 40
triệu m3 gỗ. Điều này mở ra nhiều cơ hội cho các
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của
Việt Nam trong tháng 3/2017 đạt mức cao kỷ
lục so với cùng kỳ những năm trước, đạt trên
713 triệu USD, tăng tới 57% so với tháng trước
đó và tăng 22,31% với tháng 3/2016. Trong đó,
kimngạch xuất khẩu sản phẩmgỗ đạt trên 518
triệu USD, tăng 66,4% so với tháng 02/2016 và
tăng 22% so với cùng kỳ năm 2016.