22
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
trồng trong nước, phát triển hài hòa cả sản xuất đồ
gỗ ngoại thất, nội thất, hạn chế tối đa xuất khẩu sản
phẩm thô, bao gồm cả dăm gỗ; Nâng cao việc quy
hoạch sản phẩm theo vùng, tiểu vùng gắn với quy
hoạch trồng rừng nguyên liệu để bảo đảm hiệu quả
đầu tư chung.
Bên cạnh việc xây dựng đồng bộ các chính sách
phù hợp của Nhà nước, các doanh nghiệp chế biến
và xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cũng cần chủ động
đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng nguồn nhân lực
cao, áp dụng công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực
cạnh tranh và xúc tiến thương mại; Thiết lập và vận
hành cơ sở dữ liệu thị trường, thường xuyên cập
nhật, chia sẻ thông tin giá cả, chính sách thị trường,
các hàng rào kỹ thuật trên cơ sở dữ liệu sử dụng và
khai thác có hiệu quả hệ thống thông tin thị trường;
Tăng cường quảng bá, xây dựng thương hiệu gỗ
và sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường thế giới,
trong đó ưu tiên vào thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật
Bản và Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, tăng cường năng lực cạnh tranh,
chú trọng nâng cao chất lượng hơn là hạ giá thành
sản phẩm, tăng cường liên kết giữa nhà sản xuất và
phân phối; Tập trung phát triển mạnh một số thị
trường mục tiêu, có nền kinh tế phát triển ổn định,
sức mua mạnh và nhu cầu liên tục tăng, các thể chế
và kinh doanh, thương mại hoàn thiện, hệ thống
phân phối rộng khắp và năng động, bao gồm EU,
Mỹ, Nhật Bản và Nga.
Hơn nữa, doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt
Nam cũng cần nâng cao năng lực quản trị chất
lượng trong khâu thiết kế sản phẩm với mẫu mã
và kiểu dáng phù hợp với thị hiếu của người tiêu
dùng; Quản trị chất lượng trong khâu cung ứng:
Kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên liệu; Tuân thủ
nghiêm ngặt yêu cầu đặt hàng của các đối tác nước
ngoài về chủng loại và chất lượng nguyên phụ liệu,
quy trình sản xuất, quy trình kỹ thuật; Quản trị
chất lượng trong khâu sản xuất, thực hiện tốt công
tác kiểm tra chất lượng từ các công đoạn trong quá
trình sản xuất đến thành phẩm cuối cùng, nâng cao
trình độ chuyên môn hoá và ý thức trách nhiệm của
lao động trong từng khâu sản xuất…
Tài liệu tham khảo:
1. Thống kê tình hình xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong
3 tháng đầu năm 2017, Tổng cục Thống kê;
2. Vũ Thị Minh Ngọc, Hoàng Thị Dung (2014), Thực trạng và một số giải pháp
phát triển thị trường lâm sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí
Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp;
3. Các website: trungtamwto.vn, dangcongsan.vn, hoinongdan.org.vn,
vafs.gov.vn…
dựng chương trình xúc tiến thương mại, mở rộng
hợp tác quốc tế để tiếp cận được với công nghệ
hiện đại; Nghiên cứu, đánh giá xu hướng thị
trường, tìm kiếm đối tác theo hướng hỗ trợ tối đa
cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ, diễn đàn
thương mại gỗ quốc tế và trong nước. Nghĩa là,
bên cạnh việc nghiên cứu mở rộng thị trường, cần
duy trì và phát triển các thị trường truyền thống
(cả thị trường trung chuyển và thị trường người
tiêu dùng trực tiếp), thông qua đó uy tín và chất
lượng của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam sẽ
tiếp cận nhanh hơn tới người tiêu dùng.
Quan trọng hơn, muốn nâng cao chất lượng,
số lượng các sản phẩm gỗ, Việt Nam cần phải đẩy
mạnh công tác bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả.
Theo đó, Nhà nước cần có chính sách đặc biệt để
các doanh nghiệp có thể nhận đất trồng rừng, nếu
như các địa phương làm tốt chính sách này thì đây
sẽ là một trong những biện pháp để khắc phục
khó khăn về nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất.
Đồng thời, cần có chính sách hỗ trợ đào tạo công
nhân lành nghề vì hiện nay chúng ta chỉ có 3 đến 4
trường đào tạo công nhân mỗi năm cho ra trường
vài trăm công nhân, không đáp ứng nhu cầu lao
động của doanh nghiệp; Đẩy mạnh hơn nữa chính
sách giáo dục nghiêng về thực tế, đầu tư thêm máy
móc trong trường học để sinh viên có cơ hội tiếp
xúc với máy móc, họ sẽ có tay nghề vững hơn khi ra
trường mà không bỡ ngỡ với những loại máy móc
chuyên dùng ở các doanh nghiệp.
Cùng với việc trồng mới các loại cây lấy gỗ cho
năng suất cao, các doanh nghiệp cần tập trung phát
triển công nghệ sản xuất gỗ, nhằm nâng cao chất
lượng và đa dạng hóa sản phẩm phục vụ thị trường
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; Điều chỉnh cơ
cấu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ, nhất là các
sản phẩm xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng giá
trị lâm sản sử dụng nguồn nguyên liệu được gây
HÌNH 2: CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM
GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 3 THÁNG ĐẦU NĂM 2017
Nguồn: Tổng cục Hải quan