TCTC ky 1 thang 12 - page 23

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
25
tuyến huyện đã tự đảm bảo chi thường xuyên. Mức
độ tự chủ tài chính của các đơn vị tự bảo đảm một
phần chi thường xuyên cũng tăng cao (tỷ lệ đơn vị
đã tự chủ được 80-95% chi thường xuyên cao, nếu có
cơ chế giá hợp lý sẽ tự chủ được chi thường xuyên);
số đơn vị do ngân sách phải bảo đảm toàn bộ chi
thường xuyên đã giảm rõ rệt, làm giảm số lượng lớn
người hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Tuy chưa có báo cáo đầy đủ nhưng chỉ tính riêng
các đơn vị thuộc Bộ Y tế thì số đối tượng hưởng lương
từ ngân sách giảm 20.599 người (của 18 bệnh viện),
tiền lương phải chi khoảng 1.681,4 tỷ đồng/năm. Tại
TP. Hồ Chí Minh, sau khi tính tiền lương vào giá sẽ
giảm chi lương từ NSNN khoảng 1.200 tỷ đồng, các
tỉnh khác thấp nhất cũng giảm được 30-70 tỷ đồng.
Năm 2016, trong tổng số 2.146 đơn vị sự nghiệp y
tế công lập, có 32 đơn vị có thu nhập tăng thêm trên
2 lần lương, 123 đơn vị có thu nhập tăng thêm từ 1
đến 2 lần lương và 1.846 đơn vị có thu nhập tăng
thêm dưới 1 lần lương.
Thứ hai,
Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Tài chính
ban hành Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-
BYT-BTC ngày 29/02/2015 và Thông tư số 02/2017/
TT-BYT ngày 15/3/2017. Trong đó, quy định mức
giá gồm 2/4 yếu tố theo lộ trình quy định tại Nghị
định số 16/2014/NĐ-CP của Chính phủ gồm: (i) chi
phí trực tiếp; (ii) tiền lương; (iii) chi phí quản lý;
(iv) khấu hao.
Đến tháng 4/2017, lộ trình tính tiền lương vào
giá dịch vụ khám, chữa bệnh đã được thực hiện
đối với người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) (36 tỉnh
thực hiện năm 2016, 27 tỉnh thực hiện vào tháng
3, tháng 4/2017), riêng đối với người chưa có thẻ
BHYT đã thực hiện được 35 tỉnh, thành phố, dự
kiến sẽ thực hiện hết trong năm 2017. Đây là bước
quan trọng nhất vì chi phí tiền lương chiếm tỷ
trọng lớn trong giá dịch vụ, tạo điều kiện để tính
chi phí quản lý, khấu hao vào giá. Việc điều chỉnh
giá theo chủ trương của Chính phủ từng bước,
thận trọng, có lộ trình, không thực hiện đồng loạt
ở tất cả các tỉnh, thành phố nên đã vừa điều chỉnh
được giá đồng thời vẫn thực hiện được mục tiêu
kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không
gây xáo trộn, thúc đẩy lộ trình BHYT toàn dân.
Thứ ba,
hầu hết các đơn vị đã tổ chức sắp xếp lại
nhân sự, vị trí việc làm trong đơn vị, bố trí công việc
một cách khoa học, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân
lực (nhiều đơn vị đã giảm bớt biên chế, viên chức để
thực hiện chế độ hợp đồng lao động, rất hiệu quả,
tăng tính trách nhiệm của người lao động).
Thứ tư,
các đơn vị đã xây dựng được quy chế chi
tiêu nội bộ phù hợp, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các
nguồn tài chính để có chênh lệch thu chi, chi trả thu
nhập tăng thêm, trích lập các quỹ để đầu tư cơ sở, mua
sắm trang thiết bị để mở rộng và phát triển đơn vị.
Thứ năm,
phát huy được tính năng động, sáng
tạo của các đơn vị và đội ngũ cán bộ y tế trong việc
chủ động quyết định các biện pháp, giải pháp để
thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn
theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Thứ sáu,
ngoài nhiệm vụ chuyên môn, nhiều đơn vị
đã triển khai các hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã
hội, quản lý chặt chẽ một số nguồn thu ngoài dịch vụ y
tế như nhà thuốc bệnh viện, trông giữ xe, căn tin, nhà
ăn; tham gia cung ứng các dịch vụ ngoài đơn vị và các
hoạt động dịch vụ khác để tăng nguồn thu.
Thứ bảy,
thúc đẩy xã hội hóa, vay vốn Ngân hàng
Phát triển Việt Nam; Quỹ kích cầu (các đơn vị thuộc
TP. Hồ Chí Minh); Nhiều đơn vị đã đăng ký, vay vốn
của các ngân hàng thương mại; Đầu tư theo hình
thức đối tác công tư (PPP). Theo đó, các đơn vị được
thực hiện 4 mô hình hợp tác đầu tư nhằm huy động
vốn để đầu tư các cơ sở y tế với chất lượng cao, kỹ
thuật tiên tiến, kết hợp công - tư trong giảm quá tải
cho một số bệnh viện lớn; thực hiện liên doanh, liên
kết trang thiết bị, hợp tác đầu tư, sử dụng quỹ phát
triển hoạt động sự nghiệp để đầu tư cơ sở hạ tầng,
trang thiết bị, tăng số lượng và nâng cao chất lượng
dịch vụ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người
dân (người nghèo cũng được hưởng lợi vì nhiều thiết
bị xã hội hóa dùng chung cho toàn bệnh viện),
Thứ tám,
thực hiện được các chủ trương của
Đảng, Quốc hội, Chính phủ như:
- Chuyển từ “ngân sách nhà nước bao cấp hoàn
toàn” cho hoạt động của đơn vị sự nghiệp công
sang “xã hội hóa”, giảm tư duy bao cấp, trông chờ, ỉ
lại, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách;
- Chuyển từ cơ chế “phí” sang “giá dịch vụ”. Đây
là bước đổi mới cơ bản, quan trọng, khắc phục tình
trạng “bao cấp tràn lan, bao cấp ngược qua giá”, là
điều kiện cơ bản để thực hiện cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, cơ chế tự chủ về tài chính
của các cơ sở cung ứng dịch vụ, tăng sự lựa chọn
của người sử dụng dịch vụ.
Thứ chín,
việc điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa
bệnh, đặc biệt là tính lương vào giá đã làm thay đổi
nhận thức, tư duy của cán bộ y tế, từ chỗ Nhà nước
trả lương, nay người bệnh và BHYT trả lương, thúc
đẩy nâng cao chất lượng dịch vụ và cải thiện rõ rệt
thái độ phục vụ, tăng sự hài lòng của người bệnh,
tăng quyền lợi của người có thẻ BHYT.
Những bất cập, hạn chế
Bên cạnh những chuyển biến tích cực trên, khi
1...,13,14,15,16,17,18,19,20,21,22 24,25,26,27,28,29,30,31,32,33,...114
Powered by FlippingBook