TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2016
37
khăn với xu hướng tăng trưởng chậm lại, đặc biệt
là việc giảm giá của đồng NDT. Trong bối cảnh nền
kinh tế Trung Quốc giảm sút, Mỹ thắt chặt tín dụng
và triển vọng phục hồi kinh tế tại Nhật Bản, châu
Âu còn yếu, giá hàng hóa cơ bản giảm mạnh đã ảnh
hưởng đến sản xuất và xuất khẩu của các nước khu
vực này. Thị trường tài chính các nước trong khu vực
cũng gặp nhiều khó khăn với tình trạng nợ tăng cao,
rủi ro từ hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, việc đồng
NDT bị phá giá mạnh và FED nâng lãi suất đã gây áp
lực lên tỷ giá các nước và khiến dòng vốn đang có xu
hướng rút ra khỏi thị trường tài chính các nước này,
và sẽ tiếp tục trong năm 2016.
So với cuối năm 2014, hầu hết TTCK các nước mới
nổi đều giảm điểm: TTCKAustralia giảm gần 6%, Ấn
Độ, Malaysia giảm 7%, Indonesia và Thái Lan giảm
gần 15%.
Triển vọng năm 2016
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu được kỳ vọng sẽ hồi
phục mạnh mẽ hơn trong năm 2016 với mức tăng
trưởng 3,4% nhờ đầu tàu kinh tế Mỹ, châu Âu và một
số nước như Ấn Độ và Mỹ La tinh. Tuy nhiên, kinh tế
thế giới vẫn phải đối mặt với những khó khăn như sự
sụt giảm của giá hàng hóa thế giới và năng lượng; sự
giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – Trung
Quốc; tình hình bất ổn chính trị, khủng bố, khủng
hoảng nhập cư tại một số nước.
Trong bối cảnh đó, thị trường tài chính toàn cầu
đã có những phản ứng tiêu cực trong đầu năm 2016.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến đánh giá những phản ứng
trên có phần hơi “quá mức” trong bối cảnh kinh tế
Mỹ đang tiếp tục có dấu hiệu phục hồi, nhiều chỉ số
của châu Âu khả quan hơn; rủi ro dòng vốn quốc tế
khi FED nâng lãi suất tuy nhiên cũng đã được hiệu
chỉnh thời gian qua.
Trong năm 2016, ngoài lộ trình tăng lãi suất của
FED, vấn đề cốt lõi quyết định xu thế dòng vốn vào
các thị trường mới nổi sắp tới sẽ nằm ở tâm lý nhà
đầu tư quốc tế và tầm nhìn của họ đối với triển vọng
tăng trưởng kinh tế các thị trường này, cũng như
dựa vào biến động ở những thị trường lớn như Mỹ,
Trung Quốc. Ở châu Á, yếu tố đáng quan tâm sẽ là
ảnh hưởng từ những diễn biến của kinh tế Trung
Quốc, trong khi ở nhóm nước đang phát triển ở châu
Âu là chính sách tiền tệ của EU và tốc độ hồi phục
kinh tế của nhóm kinh tế phát triển hơn ở lục địa này
có kéo được các nền kinh tế mới nổi ở Đông Âu lên
hay không. Các yếu tố còn lại nằm ở rủi ro chính trị ở
các thị trường mới nổi chủ chốt khác như Brazil, Nga
cũng như diễn biến giá dầu, giá hàng hóa cơ bản và
kim loại.
trưởng nền kinh tế có nhiều dấu hiệu tích cực. Bên
cạnh đó, Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình
Dương (TPP) đạt được thỏa thuận cùng với việc
Chính phủ Nhật Bản tiếp tục cam kết hạ thấp thuế
thu nhập doanh nghiệp bớt ít nhất 3,3% vào năm
2016 đã đem lại hiệu ứng tích cực cho thị trường.
Trung Quốc
Trong năm 2015, TTCK Trung Quốc có nhiều diễn
biến bất thường và tạo nên cú “sốc” cho TTCK toàn
cầu: tăng mạnh tới 60% trong 6 tháng đầu năm và
sụt giảm 32% trong vòng chưa đầy 1 tháng (từ ngày
12/6 - 8/7/2015), sau đó hồi phục nhẹ nhưng không
ổn định và tiếp tục giảmmạnh trong tuần giữa tháng
8/2015. Từ tháng 8 đến hết năm 2015, TTCK nước này
bắt đầu ổn định và có xu hướng tăng nhẹ.
Thực tế, TTCK Trung Quôc bắt đầu tăng trưởng
nóng tư thang 7/2014, chi trong vong 1 năm sau
đó, chi sô Shanghai Composite Index (SCI) đã tăng
tới 151%. Xu hướng tăng trưởng nóng của TTCK
Trung Quốc bắt nguồn từ các giải pháp thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế mà Chính phủ nước này thực
hiện trong những năm gần đây. Một trong những
giải pháp đó là phát triển TTCK để tăng cường khả
năng huy động vốn cho các DN: (i) nơi long điêu
kiên mơ tai khoan kinh doanh chưng khoan cho nha
đâu tư; (ii) nới lỏng các điều kiện cho vay ký quỹ để
đầu tư chứng khoán.
Ngay sau khi đat đinh ngày 12/6/2015, TTCK
Trung Quốc bắt đầu rơi tư do, giảm 32% trong vong
chưa đây 1 thang. Bên cạnh đó, bản thân TTCK
Trung Quốc cũng thiếu các yếu tố nền tảng cơ bản
khi mà chất lượng nhà đầu tư vẫn còn ở mức thấp,
trong số hơn 40 triệu tài khoản cá nhân mới mở có
tới 66% nhà đầu tư chưa học hết cấp 3; 6% nhà đầu
tư là thất học. Vì vậy, việc xuất hiện thông tin cơ
quan quản lý Trung Quốc có thể đưa ra một số biện
pháp nhằm hạn chế giao dịch ký quỹ và các hình
thức đầu tư bằng vốn vay đã châm ngòi cho việc
sụp đổ TTCK. Trước tình hình đó, Chính phủ và
các cơ quan quản lý TTCK Trung Quốc đã đưa ra
nhiều giải pháp hành chính mạnh để ngăn chặn đà
giảm giá.
Bước sang quý IV/2015, TTCK Trung Quốc bắt
đầu ổn định hơn với xu hướng phục hồi nhẹ. Những
nỗ lực của Chính phủ trong việc thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế cùng với thông tin đồng NDT của
Trung Quốc được đưa vào giỏ tiền tệ của IMF cũng
khiến TTCK diễn biến tích cực hơn. Tính chung cả
năm 2015, TTCK Trung Quốc tăng hơn 10%.
Các nước mới nổi
Năm 2015, TTCK các nước mới nổi khu vực châu
Á chịu ảnh hưởng khá mạnh từ bối cảnh kinh tế khó