TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2016
31
thị trường cho tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, cần
quan tâm đến các thị trường nhập khẩu hàng hóa
Việt Nam có thế mạnh như: Nông sản, thủy sản,
dệt may, da giày, đồ gỗ, hàng điện tử…
Thứ tư,
tích cực thực hiện công tác xúc tiến
thương mại; tăng cường, phổ biến, hướng dẫn,
có giải pháp phù hợp hỗ trợ, tạo điều kiện để
các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả tại những
thị trường đã thực hiện cam kết các hiệp định
thương mại;
Thứ năm,
sửa đổi, bổ sung danh mục hàng
hóa xuất, nhập khẩu thống nhất và quy định về
tiêu chuẩn, phương thức kiểm dịch, kiểm tra chất
lượng hàng hóa. Công khai hóa tiêu chuẩn áp
dụng, đơn vị thực hiện kiểm tra, thời gian và chi
phí đối với từng mặt hàng cụ thể. Tiếp tục rà
soát và cập nhật danh mục các mặt hàng không
thiết yếu, các mặt hàng trong nước đã sản xuất
được để có biện pháp kiểm soát nhập khẩu; Các
tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp thuộc Bộ
tổ chức thực hiện nhập khẩu hợp lý, đảm bảo sản
xuất, không nhập quá nhu cầu; Xem xét khả năng
tăng cường sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư,
nguyên liệu trong nước đã sản xuất được, thay
thế nhập khẩu.
Thứ sáu,
đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến việc
tận dụng các FTA. Các đơn vị chủ trì đàm phán
các Hiệp định thương mại tự do (FTA) trao đổi
với phía đối tác nhằm đôn đốc các nước đã ký
FTA với Việt Nam hoàn thành sớm các thủ tục
nội bộ trong việc phê chuẩn thông qua Hiệp định
để sớm đưa vào thực thi; xây dựng các văn bản
nội luật để sớm tận dụng các cơ hội do các FTA
mới ký mang lại…
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Công Thương - 2015: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ sản
xuất công nghiệp, hoạt động thương mại năm 2015 và nhiệmvụ năm
2015;
2. Tổng cục Thống kê: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2015;
3. Tổng cục Hải quan: Báo cáo tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
của Việt Nam các tháng trong năm 2014; 2015.
Hạn chế cần khắc phục
- Xuất khẩu tăng trưởng chủ yếu ở những
nhóm mặt hàng do khối các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài và là những mặt hàng dựa vào
lợi thế giá nhân công cao;
- Giá và lượng xuất khẩu của nhiều mặt hàng
nông sản và khoáng sản giảm, nhất là giá dầu
thô giảm mạnh đã ảnh hưởng đến gia tăng kim
ngạch xuất khẩu của cả năm;
- Nhập khẩu và xuất khẩu của khối doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn nhập
khẩu và xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong
nước. Điều này cho thấy, sản xuất của các doanh
nghiệp trong nước vẫn còn nhiều khó khăn;
- Tỷ lệ nhập khẩu lớn về nguyên, nhiên liệu,
nhất là nguyên liệu gia công sản xuất thể hiện
tính giá công trong ngành còn lớn, phụ thuộc
nhiều vào thị trường cung cấp ở nước ngoài, làm
cho nền kinh tế gặp bất lợi mỗi khi giá cả thế giới
biến động tăng, dẫn đến chi phí sản xuất trong
nước tăng, giảm khả năng cạnh tranh của hàng
hóa Việt Nam;
- Nhập khẩu máy móc thiết bị nguyên vật liệu
phục vụ cho sản xuất còn phụ thuộc vào một số
thị trường ảnh hưởng nhất định đến phát triển
sản xuất, xuất khẩu khi những thị trường này có
sự biến động.
Những giải pháp đặt ra
Thứ nhất,
tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh
nghiệp, hỗ trợ sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu. Các
bộ, ngành liên quan tập trung tháo gỡ khó khăn
của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong
nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
để đẩy mạnh xuất khẩu; Triển khai hiểu quả, đúng
tiến độ các giải pháp về những nhiệm vụ, giải
pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Rà
soát danh mục mặt hàng và quy trình cấp giấy
phép đối với các nhóm hàng hiện đang được quản
lý theo hình thức giấy phép theo hướng giảm thủ
tục hành chính, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, tạo
thuận lợi hoạt động của DN…
Thứ hai,
phát triển thị trường xuất khẩu. Các cơ
quan hữu quan cần rà soát, đánh giá ảnh hưởng
của tỷ giá tới các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đặc
biệt là các mặt hàng có cạnh tranh với hàng hóa
xuất khẩu của Việt Nam và nước sở tại cũng như
các nước có phá giá tiền tệ, kiến nghị các giải pháp
khắc phục khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu.
Thứ ba,
triển khai tích cực hoạt động mở rộng
Kim ngạch xuất khẩu của cả nước năm 2015
đạt 162,4 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2014,
tương đương khoảng 12,2 tỷ USD; Con số trên
chưa bao gồm ngoại tệ thu được do khai thác
và xuất khẩu dầu thô ở nước ngoài, tương
đương khoảng 1% tăng trưởng xuất khẩu.