Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 2-2016 - page 26

28
TRIỂN VỌNG KINH TẾ VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI 2016
như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản... là yếu tố quan trọng
để tiếp cận được công nghệ hiện đại, nâng cao năng
lực cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, mức độ thu
hút FDI từ Mỹ, châu Âu như hiện nay thực sự đã hạn
chế khả năng tiếp cận, tiếp thu công nghệ từ các nước
này, trong khi hàm lượng công nghệ cao tại nhiều các
dự án khác còn rất ít, hiệu quả thấp, sử dụng nhiều lao
động... cho thấy là một vấn đề không nhỏ cần có giải
pháp để cân bằng lại trong thời gian tới.
Mặt khác, việc người nước ngoài thông qua
người Việt Nam đứng tên mua bất động sản là một
dạng đầu tư “chui” có vốn nước ngoài, chứa đựng
nhiều tiềm ẩn bất lợi về lâu dài. Công tác quản lý
nhà nước tại các địa phương cần phải kiểm soát chặt
chẽ vấn đề này. Nói chung, đối với các dự án đầu tư
đã được cấp phép ở những vùng nhạy cảm về quốc
phòng, và các dạng đầu tư “chui” cần được thu hồi.
Các nhà đầu tư núp bóng hoặc cho núp bóng phải
được xử lý nghiêm.
Cũng trong năm 2015, vấn đề phát triển công
nghiệp hỗ trợ vẫn chưa khắc phục được các tồn tại
từ năm 2014 chuyển sang. Điển hình như, số lượng
doanh nghiệp Việt Nam đạt tiêu chuẩn sản xuất,
cung cấp sản phẩm cho các doanh nghiệp FDI như
Samsung, Canon... vẫn còn rất thấp so yêu cầu của các
nhà đầu tư. Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới tham
gia được vào các khâu gia công phụ kiện đơn giản.
Nhìn vào hình thức đầu tư của các dự án FDI
được cấp phép trong năm 2015 cho thấy, số dự án
đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài là chủ
yếu chiếm tới trên 86% số dự án đầu tư. Đây cũng
là một trong các vấn đề cần lưu ý để có giải pháp
khuyến khích, tăng cường đầu tư theo hình thức
thành lập công ty liên doanh (hoặc công ty cổ phần).
BẢNG 3: 10 ĐỐI TÁC NƯỚC NGOÀI ĐỨNG ĐẦU TRONG FDI 2015
TẠI VIỆT NAM (dự án, triệu USD)
STT
Đối tác
Số dự án
cấp mới
Số vốn đăng ký
cấp mới và tăng thêm
1.
Hàn Quốc
702
6.726
2.
Malaysia
27
2.478
3.
Nhật Bản
299
1.841
4.
Đài Loan
110
1.398
5.
Samoa
24
1.394
6.
Vương Quốc Anh
30
1.270
7.
Singapore
130
1.231
8.
British Virgin Island
50
1.219
9.
HongKong
89
1.196
10. Trung Quốc
169
660
Tổng
1630
19.413
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Con đường tiếp thu công nghệ cao thông qua đầu
tư, sản xuất - kinh doanh trực tiếp của các doanh
nghiệp Việt Nam trong các liên doanh, các công ty
cổ phần là con đường ngắn hơn, ít chi phí hơn so
với các con đường khác. Tỷ lệ các doanh nghiệp FDI
được thành lập theo hình thức 100% vốn nước ngoài
chiếm trên 86% (1.611 dự án/1.855 dự án ), là con
số cao không phù hợp với mục tiêu tiếp nhận công
nghệ và kinh nghiện quản lý thông qua FDI.
Ngoài ra, số lượng dự án không triển khai vấn
đề về chuyển giá, trốn thuế của các DN FDI còn
diễn biến phức tạp; tiếp cận đất của các nhà đầu tư
cũng còn nhiều khó khăn; Sự thiếu hụt nguồn nhân
lực chất lượng cao...
Cơ hội và thách thức mới
Bước vào năm 2016 và giai đoạn mới 2016 - 2020,
thu hút FDI vào Việt Nam đứng trước những thuận
lợi và khó khăn đan xen. Các thuận lợi Việt Nam
có được là: Nền kinh tế tiếp tục phát triển với khả
năng tăng trường GDP cao hơn, trên cơ sở các cơ
chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, giải phóng
mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy mọi tiềm
năng, nguồn lực đất nước của Chính phủ đã và tiếp
tục được ban hành trong thời gian tới; Các bộ ngành,
địa phương đang rất quyết tâm cải cách môi trường
kinh doanh thúc đẩy thu hút đầu tư. Việt Nam đã
và đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, trên
tất cả các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư, sẽ
tác động tích cực mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh
tế trong nước như: Hiệp định FTA với Hàn Quốc đã
có hiệu lực; Cộng đồng Kinh tế ASEAN - Việt Nam
đã kết thúc đàm phàn FTA với EU, Hiệp định đối
tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương...
Tuy nhiên, bên cạnh các cơ hội trên, các khó khăn,
thách thức cũng đặt ra rất rõ như: Dòng vốn FDI của
các đối tác lớn trong toàn cầu có xu hướng giảm;
Cạnh tranh trong thu hút FDI ngày càng gay gắt
giữa các quốc gia. Sức cạnh tranh của môi trường
đầu tư mỗi nước sẽ quyết định thành tựu thu hút
đầu tư của nước đó. Đối với Việt Nam, những khó
khăn nội tại của nền kinh tế đã tồn tại nhiều năm
vần cần tiếp tục được khắc phục: Nguồn nhân lực
cao, đã qua đào tạo còn thiếu; Cơ sở hạ tầng và dịch
vụ còn yếu kém so nhiều nước trong khu vực; Công
nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, còn có khoảng cách
giữa chính sách và việc thực thi...
Trên cơ sở nhận diện những cơ hội và thách thức
có thể, dự kiến nguồn vốn FDI thực hiện trong 2016
tăng khoảng 10% so 2015, đạt khoảng 15 tỷ USD;
vốn FDI đăng ký đạt tương đương mức đã đạt được
2015 khoảng 23 tỷ USD.
1...,16,17,18,19,20,21,22,23,24,25 27,28,29,30,31,32,33,34,35,36,...62
Powered by FlippingBook