TCTC (2018) so 4 ky 1 đầy đủ - page 78

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2018
77
đầy đủ, kịp thời, chính xác, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối
chiếu theo các nội dung quy định tại Điều 16 Luật Kế
toán. Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau
đây: Tên và số hiệu của chứng từ kế toán; Ngày, tháng,
năm lập chứng từ kế toán; Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ
chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán; Tên,
địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận
chứng từ kế toán; Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính
phát sinh; Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ
kinh tế, tài chính ghi bằng số; Tổng số tiền của chứng từ
kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những
người có liên quan đến chứng từ kế toán.
Biểumẫu chứng từ kế toán
Đơn vị kế toán trong hoạt động kinh doanh được
chủ động xây dựng, thiết kế biểumẫu chứng từ kế toán
nhưng phải đảm bảo đầy đủ các nội dung chủ yếu của
chứng từ kế toán quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Kế
toán, phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản
lý của đơn vị mình trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác. Trường hợp người khiếm thị là người bị mù
hoàn toàn thì khi ký chứng từ kế toán phải có người
sáng mắt được phân công của đơn vị phát sinh chứng
từ chứng kiến. Đối với người khiếm thị không bị mù
hoàn toàn thì thực hiện ký chứng từ kế toán như quy
định tại Luật Kế toán.
Chứng từ kế toán điện tử
Một trong những điểm mới đáng chú ý đó là đơn
vị kế toán sử dụng chứng từ điện tử theo quy định tại
Điều 17 Luật Kế toán thì được sử dụng chữ ký điện
tử trong công tác kế toán. Chữ ký điện tử và việc sử
dụng chữ ký điện tử được thực hiện theo quy định của
Luật Giao dịch điện tử. Chứng từ điện tử được coi là
chứng từ kế toán khi có các nội dung quy định tại Điều
16 của Luật này và được thể hiện dưới dạng dữ liệu
T
rong hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp
(DN), có rất nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh,
nên để có thể phản ánh, xác nhận nghiệp vụ kinh
tế đã phát sinh và đã hoàn thành làm căn cứ pháp lý và
có thể kiểm tra lại được từng nghiệp vụ kinh tế đã phát
sinh, kế toán phải có phương pháp ghi nhận đáp ứng
yêu cầu quản lý, thông qua hệ thống chứng từ kế toán.
Hiện nay, để thực hiện đúng các quy định về chứng từ
kế toán, tránh sai phạmvà bị xử phạt theo quy định của
pháp luật, các DN cần nắm rõ các quy định mới liên
quan đến chứng từ kế toán. Cụ thể:
Nội dung chứng từ kế toán
Theo Điều 5, Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày
30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
củaLuật Kế toán, chứng từkế toánphải được lập rõ ràng,
Quy địnhmới liênquan
đến chứng
kế toántại doanhnghiệp
ThS. Nguyễn Thanh Huyền
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp *
Theo Luật Kế toán 2015, chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ
kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Chứng từ kế toán có ý
ngh a rất lớn trong công tác quản lý kinh tế, công tác kiểm tra phân tích hoạt động kinh tế, bảo vệ
tài sản của đơn vị, ngăn ngừa và phát hiện gian lận. Bài viết phân tích những quy định mới liên
quan đến chứng từ kế toán mà cộng đồng doanh nghiệp cần nắm rõ trong quá trình hoạt động.
Từ khóa: Luật Kế toán, chứng từ kết toán, nghiệp vụ kinh tế, tài chính, doanh nghiệp
According to the Accounting Law 2015,
accounting documents are papers and
information reflecting arisen and completed
economic and financial activities and to be basis
for accounting entries. Accounting documents
have a great significance in economic
management, economic analysis, asset
protection, prevention and fraud detection. The
paper analyzes the new regulations related to
accounting documentation which the business
community needs to be awared of.
Key words: Accounting law, accounting documents,
economic, financial and business
Ngày nhận bài: 5/3/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 27/3/2018
Ngày duyệt đăng: 6/4/2018
*Email:
1...,68,69,70,71,72,73,74,75,76,77 79,80,81,82,83,84,85,86,87,88,...109
Powered by FlippingBook