So ky 1 thang 6 - page 34

36
NGÀNH TÀI CHÍNH VÀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
lớn nơi mở tài khoản, bao gồm Vietinbank, BIDV,
Agribank, Vietcombank, đang triển khai thanh toán
song phương điện tử với MB; Hoàn thành triển khai
thanh toán điện tử liên ngân hàng đến 13 KBNN
tỉnh, thành phố lớn và sẽ hoàn thành triển khai tới
50 tỉnh, thành phố còn lại từ nay đến tháng 8/2017.
Cùng với đó, KBNN đã phối hợp với các hệ
thống ngân hàng đẩy mạnh việc thanh toán không
dùng tiền mặt. Đã có trên 700 KBNN cấp huyện
thực hiện phối hợp thu NSNN với NHTM; Triển
khai diện rộng thu NSNN qua máy POS; Thí điểm
thanh toán qua thẻ chi tiêu công đối với các đơn vị
sử dụng ngân sách… từ đó góp phần giảm tỷ trọng
thanh toán bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN, tạo
cơ sở để hướng tới xây dựng KBNN không giao
dịch bằng tiền mặt vào năm 2020.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nội ngành
Ứng dụng CNTT trong công tác quản trị nội
ngành cũng được KBNN đẩy mạnh nhằm từng
bước hình thành kho bạc điện tử. KBNN đã triển
khai hệ thống văn bản điều hành đến tất cả các
KBNN tỉnh và Kho bạc Trung ương; KBNN là đơn
vị đi đầu triển khai hệ thống quản lý tài chính và kế
toán nội bộ theo mô hình tập trung cơ sở dữ liệu và
ứng dụng tại Trung ương; Triển khai cổng thông tin
điện tử nội bộ phục vụ điều hành toàn ngành; Triển
khai đầy đủ các chương trình, hệ thống theo các bài
toán chung của ngành Tài chính như: Quản lý cán
bộ tập trung mức tổng cục, quản lý tài sản, văn bản
điều hành, thi đua khen thưởng...
Tăng cường hạ tầng công nghệ thông tin
Hệ thống KBNN tập trung hạ tầng tại Trung
ương và một phần tại KBNN cấp tỉnh theo mô hình
ảo hóa, nhằm sử dụng tối ưu hạ tầng CNTT, tại các
KBNN cấp huyện chỉ sử dụng các thiết bị cho người
dùng như máy trạm, máy in và một số thiết bị kết
nối về trung tâm tỉnh. KBNN tiến tới hình thành
hệ thống hạ tầng vận hành theo mô hình điện toán
đám mây tại Trung ương, tạo cơ sở cho các bài toán
ứng dụng vận hành một cách hiệu quả.
Tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện
ứng dụng công nghệ thông tin
Để hiện thực hóa Chiến lược phát triển KBNN
đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg ngày
21/8/2007, trong đó trọng tâm là “Xây dựng KBNN
hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả, phát triển ổn
định vững chắc và hình thành KBNN điện tử, trong
giai đoạn 2016-2020, KBNN sẽ tập trung triển khai
một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất,
xây dựng và triển khai hệ thống thông
tin tổng kế toán nhà nước nhằm thu thập toàn bộ
thông tin về tình hình tài chính nhà nước từ tất cả các
đơn vị liên quan gồm các đơn vị dự toán, các quỹ tài
chính nhà nước, các cơ quan quản lý thu, chi NSNN,
các cơ quan quản lý tài sản nhà nước, vốn nhà nước
tại các doanh nghiệp... để hình thành báo cáo tài
chính nhà nước các cấp phục vụ cho công tác điều
hành của Quốc hội, Chính phủ và các địa phương.
Thứ hai,
xây dựng và triển khai hệ thống quản lý
ngân quỹ nhà nước tập trung, trong đó trọng tâm là
các phân hệ dự báo ngân quỹ nhà nước, phân hệ sử
dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời để tăng hiệu quả
của ngân quỹ nhà nước.
Thứ ba,
tiếp tục hoàn thiện các dịch vụ công liên
quan đến chi NSNN nhằm triển khai kênh giao dịch
điện tử giữa KBNN với đơn vị chi tiêu ngân sách,
rút ngắn thời gian kiểm soát chi NSNN, từ đó góp
phần hình thành Kho bạc điện tử.
Thứ tư,
xây dựng và triển khai hệ thống kiểm
soát chi chi tiết cho lĩnh vực chi đầu tư xây dựng
cơ bản kết nối tích hợp với TABMIS và tích hợp với
dịch vụ công điện tử mức 3 để quản lý đầy đủ nhất
toàn bộ chu trình chi NSNN điện tử.
Thứ năm,
hoàn thiện các hệ thống liên quan đến
công tác thu thập số liệu quyết toán NSNN từ đó
hình thành hệ thống đầy đủ thực hiện nhiệm vụ lập
báo cáo quyết toán NSNN mà Bộ đã giao KBNN
Thứ sáu,
triển khai kho dữ liệu chuyên ngành
KBNN phục vụ công tác phân tích, thống kê, dự báo
và cung cấp cho kho dữ liệu của ngành Tài chính.
Thứ bảy,
tăng cường triển khai các hệ thống phục
vụ công tác điều hành nội bộ theo hướng đẩy mạnh
điện tử hóa, đổi mới phong cách làm việc.
Tài liệu tham khảo:
1. Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007 về việc phê duyệt Chiến
lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020;
2. Bùi Thế Phương (2016), CNTT “nền móng” của Kho bạc điện t , Tạp chí
Tài chính điện t tháng 5/2016;
3. Bùi Thế Phương (2013), CNTT – Xương sống hiện đại hóa kho bạc, Tạp chí
Tài chính điện t tháng 8/2013.
Kho bạc Nhà nước đã hoàn thành việc triển khai
hệ thống thanh toán điện tử tập trung nội bộ
hệ thống Kho bạc; Hoàn thành triển khai thanh
toán điện tử liên ngân hàng đến 13 Kho bạc Nhà
nước tỉnh, thành phố lớn và sẽ hoàn thành triển
khai tới 50 tỉnh, thành phố còn lại từ nay đến
tháng 8/2017.
1...,24,25,26,27,28,29,30,31,32,33 35,36,37,38,39,40,41,42,43,44,...106
Powered by FlippingBook