So ky 1 thang 6 - page 24

26
NGÀNH TÀI CHÍNH VÀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Xét về động cơ, về cơ bản có 3 nhóm tội phạm
sau: (1) Học sinh, sinh viên hay những người muốn
chứng minh năng lực của bản thân mà thực hiện
các hoạt động tấn công mạng vào các trang tin trên
Internet; (2) Các cá nhân, tổ chức chuyên lừa đảo để
trục lợi về kinh tế; (3) Các cá nhân, tổ chức thực hiện
hoạt động phá hoại hệ thống thông tin với mục đích
chính trị.
Nhóm thứ 3 có mức độ tác động lớn nhất, gây
ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh
quốc gia. Đặc biệt, nhóm này chủ yếu có nguồn gốc
nước ngoài, không loại trừ có trường hợp được hậu
thuẫn từ chính phủ, do đó rất khó xử lý, đối phó.
Đối với nhóm 1 và nhóm 2, lực lượng công an có
thể thực hiện hoạt động phá án, truy bắt thủ phạm.
Riêng đối với nhóm 3, việc cơ bản cần làm là thực
hiện các hoạt động tự bảo vệ, phát hiện, hạn chế
hành động phá hoại và hậu quả của các hành động
này, rất khó có thể truy tìm thủ phạm để tiêu diệt tận
gốc vấn đề.
Khung pháp lý phòng,
chống tội phạm công nghệ cao
Lường được những hậu quả cũng như để tự bảo
vệ, phát hiện các hành động phá hoại của tội phạm
công nghệ cao, các nước tiên tiến trên thế giới đã
thiết lập hành lang pháp lý chặt chẽ nhằm phòng
chống tội phạm công nghệ cao. Cụ thể như: Năm
1986, Mỹ đã ban hành Luật Lừa đảo và lạm dụng
máy tính. Luật này đã được điều chỉnh một số lần
vào các năm 1989, 1994, 1996, 2001, 2002 và 2008;
Nhật Bản ban hành Luật Truy cập máy tính trái phép
vào năm 1999; Australia ban hành Luật Tội phạm ảo
năm 2001; Philippines ban hành Luật Phòng tránh
tội phạm ảo tháng 12/2012, tuy nhiên một số phần
của Luật này bị Tòa án Tối cao tuyên bố không hợp
hiến. Các nước không có luật riêng về tội phạm công
nghệ cao thì đều định danh loại tội phạm này trong
Luật hình sự.
Bộ Luật hình sự năm 2015 của Việt Nam định
danh một số hành vi sau liên quan đến máy tính là
tội phạm, phải chịu các các khung hình phạt của Bộ
Luật này: Sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho
công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào các mục
đích trái pháp luật; Phát tán chương trình tin học
gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng
viễn thông, phương tiện điện tử; Cản trở hoặc gây
rối loại hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn
thông, phương tiện điện tử; Đưa hoặc sử dụng trái
phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông;
Xâm phạm trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn
thông hoặc phương tiện điện tử của người khác; Sử
dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện
điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản; Thu
thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái
phép thông tin về tài khoản ngân hàng; Cung cấp
dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn
thông… Các tội phạm này bị xử phạt từ 20 triệu
đồng đến 1 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 01 đến 07 năm,
có thể bị cấm hành nghề từ 01 đến 05 năm hoặc tịch
thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Năm 2015, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật
An toàn thông tin mạng, tạo nền tảng pháp lý và
nâng cao chất lượng hoạt động bảo vệ các hệ thống
CNTT và mạng máy tính của Việt Nam trước các
cuộc tấn công của tội phạm công nghệ cao. Trên
cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản
triển khai thực hiện Luật An toàn thông tin mạng
vào cuộc sống như: Nghị định 58/2016/NĐ-CP quy
định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật
mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật
mã dân sự; Nghị định 85/2016/NĐ-CP về bảo đảm
an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; Nghị định
108/2016/NĐ-CP quy định chi tiết điều kiện kinh
doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng;
Quyết định 05/2017/QĐ-TTg ban hành quy định về
hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an
toàn thông tin mạng quốc gia.. Dự kiến trong năm
2017 Chính phủ sẽ tiếp tục ban hành một số văn bản
thực thi Luật này.
Về lực lượng tham gia phòng chống tội phạm
công nghệ cao của Việt Nam hiện có Bộ Công an, Bộ
Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông và các
Bộ chủ quản hệ thống thông tin. Một số bộ chủ quản,
trong đó có Bộ Tài chính, đã thành lập phòng chuyên
trách về an toàn an ninh thông tin.
Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng
công nghệ cao, trực thuộc Tổng cục Cảnh sát, bộ
Công an, được thành lập năm 2010. Cho đến nay,
đơn vị đã phát hiện, xác minh, điều tra và chỉ đạo lực
lượng tại địa phương điều tra trên hàng nghìn đầu
mối vụ việc liên quan đến công nghệ cao. Trong đó,
đã điều tra, làm rõ và chuyển cơ quan điều tra các
cấp hàng trăm vụ việc, hơn 1000 bị can; chuyển cơ
quan thanh tra chuyên ngành các cấp xử phạt hành
chính hàng trăm vụ, thu hồi tiền và hàng nghìn máy
Việc bảo đảm an toàn cho các hệ thống thông
tin nói chung và bảo vệ hệ thống trước các cuộc
tấn công của tội phạm công nghệ cao đã trở
thành nhiệm vụ quan trọng, một phần không
thể thiếu trong công tác ứng dụng CNTT của
Bộ Tài chính và các đơn vị thuộc Bộ.
1...,14,15,16,17,18,19,20,21,22,23 25,26,27,28,29,30,31,32,33,34,...106
Powered by FlippingBook