TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 40

39
toán chi (Mẫu số 04/DT-QLDA), không phải lập và
phê duyệt dự toán thu, chi QLDA cho chính mình
(Mẫu số 01/QĐ-QLDA). Tuy nhiên, lại phải có trách
nhiệm thẩm định, phê duyệt dự toán thu, chi QLDA
của Ban QLDA quản lý một dự án có tổng mức đầu
tư từ 15 tỷ đồng trở lên...
Vấn đề đặt ra là về biểu mẫu phê duyệt dự toán
thu, chi QLDA (Mẫu số 01/QĐ-QLDA) cơ bản giữa
Thông tư số 72/2017/TT-BTC và Thông tư số 05/2014/
TT-BTC tương tự nhau, tuy nhiên đối với ban QLDA
quản lý một dự án có tổng mức đầu tư nhỏ hơn 15
tỷ đồng, do không phải lập và duyệt dự toán thu,
chi QLDA (Điều 9, Thông tư số 72/2017/TT-BTC),
cho nên sẽ không thể gửi cho KBNN quyết định phê
duyệt dự toán thu, chi QLDA. Mặt khác, cũng theo
quy trình này thì hồ sơ, tài liệu gửi lần đầu theo
khoản 1, Điều 8, Quyết định số 5657/QĐ-KBNN thì
chủ đầu tư không phải gửi dự toán chi phí QLDA
(Mẫu số 04/DT-QLDA)...
Đối với công tác quản lý, sử dụng
các khoản thu của các ban quản lý dự án nhóm II
Đối với việc sử dụng kết quả hoạt động tài chính
năm, theo Điều 19 Thông tư số 72/2017/TT-BTC, ban
LQDA được sử dụng theo trình tự sau:
- Trích lập tối thiểu 25% để lập Quỹ Phát triển
hoạt động sự nghiệp;
- Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập tối đa không
quá 3 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các
khoản phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức,
viên chức do Nhà nước quy định;
- Trích lập Quỹ khen thưởng, phúc lợi tối đa
không quá 3 tháng tiền lương, tiền công bình quân
thực hiện trong năm;
- Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại (nếu
có) sau khi trích lập các quỹ theo quy định được bổ
sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
Khoản 2 Điều 20 Thông tư số 72/2017/TT-BTC
cũng quy định rất rõ về việc sử dụng Quỹ bổ sung
thu nhập chi trong các trường hợp sau: Tạm ứng
các khoản chi thường xuyên khi đầu năm chưa có kế
hoạch vốn, chưa có nguồn thu hoặc chưa có dự toán;
Chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong
năm và dự phòng chi bổ sung thu nhập cho người
lao động năm sau trường hợp nguồn thu bị giảm.
Trong khi đó, tùy theo kết quả hoạt động tài chính
trong năm, Ban QLDA được quyết định tổng mức
chi trả thu nhập tăng thêm trong năm cho người lao
động không quá 3 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc,
chức vụ và các khoản phụ cấp lương đối với cán bộ,
công chức, viên chức do Nhà nước quy định. Thực
tế này cho thấy, những vướng mắc cần sớm được
nghệ cao được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công
nghệ xác nhận bằng văn bản, dự án về quốc phòng,
an ninh có yêu cầu bí mật nhà nước, dự án sử dụng
vốn khác. Theo đó, Ban QLDA quản lý một dự án là
tổ chức sự nghiệp trực thuộc chủ đầu tư, có tư cách
pháp nhân độc lập, được sử dụng con dấu riêng,
được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước (KBNN) và
ngân hàng thương mại (NHTM), để thực hiện các
nhiệm vụ QLDA được chủ đầu tư giao; Chịu trách
nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về hoạt động
QLDA của mình. Căn cứ quy định này, có thể hiểu
các Ban QLDA quản lý một dự án có tổng mức đầu
tư nhỏ hơn 15 tỷ đồng sẽ không phải thực hiện đầy
đủ chức năng của một đơn vị sự nghiệp (vì không
có nguồn thu), đồng thời không khống chế tổng
mức đầu tư tối thiểu của dự án.
- Ban QLDA quản lý một dự án có tổng mức đầu
tư từ 15 tỷ đồng trở lên thì phải lập và duyệt dự
toán thu, chi QLDA. Tuy nhiên, theo khoản 1, Điều
12, Thông tư số 72/2017/TT-BTC, chủ đầu tư thẩm
định, phê duyệt dự toán thu, chi QLDA theo mẫu
số 01/QĐ-QLDA (không phân biệt tổng mức đầu
tư). Tương tự, Điều 23 Thông tư số 72/2017/TT-BTC
cũng quy định rõ về trách nhiệm của chủ đầu tư
và các ban QLDA nhóm I, đó là: Thực hiện lập dự
toán, thẩm định, phê duyệt (đối với chủ đầu tư),
hoặc trình cấp thẩm quyền (đối với Ban QLDA đầu
tư xây dựng 1 dự án) phê duyệt dự toán chi phí
QLDA (nội dung này cũng không quy định tổng
mức đầu tư ở mức dưới 15 tỷ đồng, bằng 15 đồng
tỷ hay trên 15 tỷ đồng)... Như vậy, trường hợp Ban
QLDA nhóm I quản lý dự án có tổng mức đầu tư từ
15 tỷ đồng trở lên thì chủ đầu tư sẽ phê duyệt dự
toán thu, chi QLDA, không chỉ phê duyệt dự toán
chi phí QLDA.
Tóm lại, nội dung quy định giữa các điều của
Thông tư số 72/2017/TT-BTC chưa rõ ràng, thống
nhất và triển khai ở cấp thực hiện trong việc lập,
phê duyệt dự toán thu, chi QLDA, gây khó khăn
cho trong áp dụng triển khai. Đơn cử như theo
Điều 9, Điều 12 và Điều 23 Thông tư số 72/2017/
TT-BTC, chủ đầu tư chỉ cần lập và phê duyệt dự
CHUYÊN ĐỀ: PHÁT TRIỂN KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐẾN NĂM 2020
Cần xem xét, sửa đổi, bổ sung cơ chế về các
nguồn, nội dung và mức trích cũng như việc
kiểm soát, thanh toán từ các nguồn do kết quả
hoạt động tài chính năm mang lại. Qua đó,
tạo điều kiện hỗ trợ cho các Ban QLDA nhóm
II; đồng thời giúp cho cơ quan KBNN thực hiện
nhiệmvụ kiểmsoát chi đúng quy định vàmang
lại hiệu quả cao.
1...,30,31,32,33,34,35,36,37,38,39 41,42,43,44,45,46,47,48,49,50,...125
Powered by FlippingBook