TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 65

64
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Qua hơn 11 năm triển khai bán vốn tại gần 1.000
DN, công tác bán vốn của SCIC từng bước được
chuẩn hóa và mang tính chuyên nghiệp: Lựa chọn
hợp lý và đúng quy định danh mục DN bán vốn,
nghiên cứu kỹ tình hình thị trường, lựa chọn thời
điểm bán thích hợp mang lại hiệu quả, tổ chức bán
công khai minh bạch, có mạng lưới nhà đầu tư tốt,
thực hiện tái cấu trúc lại DN trong từng trường
hợp nhằm gia tăng giá trị vốn để thực hiện bán
vốn. Lũy kế từ khi thành lập đến 31/12/2017, SCIC
đã bán vốn tại 986 DN (trong đó, bán hết vốn
tại 885 DN, bán một phần vốn tại 82 DN) và bán
quyền mua tại 19 DN với giá vốn là 8.084 tỷ đồng
và thu về 27.999 tỷ đồng, gấp 3,5 lần giá vốn (cao
hơn mức bình quân cả nước giai đoạn 2011 - 2015
là 1,48 lần).
Thứ ba,
về hoạt động đầu tư kinh doanh vốn.
SCIC đã triển khai chiến lược đầu tư, tiếp tục
nắm giữ vốn tại một số DN quy mô lớn, quan trọng
thuộc các ngành nghề lĩnh vực hiệu quả cao, Nhà
nước cần chi phối trong danh mục hiện hữu, bao
gồm: Viễn thông, dược phẩm, ngân hàng - bảo hiểm,
sữa, nhựa...; góp vốn với các tổ chức tài chính nước
ngoài đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng: Công
ty Cổ phần Đầu tư Việt Nam – Ôman (VOI)... Với
nguồn vốn điều lệ và vốn tích tụ trong quá trình
kinh doanh, tổng vốn đầu tư đã giải ngân của SCIC
từ khi thành lập đến 31/12/2016 là khoảng 25.600 tỷ
đồng, trong giai đoạn 2011 – 2016 là gần 18.100 tỷ
đồng; Đầu tư mua cổ phiếu phát hành thêm cho cổ
đông hiện hữu tại các DN tiếp nhận: 7.500 tỷ đồng;
Đầu tư thành lập mới và đầu tư cổ phiếu: 3.200 tỷ
đồng; Đầu tư trái phiếu 6.400 tỷ đồng; Đầu tư theo
chỉ định hơn 1.000 tỷ đồng.
Đầu tư hiện hữu của SCIC vào những DN hiệu
quả trong danh mục đã góp phần quan trọng phát
triển hoạt động sản xuất kinh doanh, làm gia tăng
giá trị vốn nhà nước tại DN giúp hình thành một
số DN quy mô lớn, hiệu quả cao và dẫn đầu thị
trường hiện nay như Vinamilk, Vinaconex... SCIC
cũng triển khai đầu tư thành lập mới và đầu tư cổ
phiếu, gồm một số khoản đầu tư chính là: Thành
lập Công ty TNHH MTV đầu tư SCIC vốn điều lệ
1.000 tỷ đồng nhằm tận dụng có hiệu quả nguồn
vốn của SCIC cũng như tận dụng lợi thế của các
DN thành viên trong danh mục của SCIC; góp vốn
thành lập Công ty Cổ phần Hạ tầng bất động sản
Việt Nam đang kinh doanh hiệu quả, cổ tức trong 2
năm 2016 – 2017 thu về gần 100 tỷ; đầu tư trở thành
cổ đông chiến lược của Ngân hàng TMCP Quân
đội (tỷ lệ sở hữu 10%)...Việc từng bước triển khai
công tác đầu tư theo hướng thận trọng, gắn với
thị trường của SCIC đã đạt hiệu quả khá cao, giúp
bảo toàn giá trị và tăng trưởng vốn nhà nước. Tuy
nhiên, công tác triển khai đầu tư của SCIC cũng
gặp một số khó khăn. Giai đoạn 2011-2017, SCIC
đã đẩy mạnh triển khai nghiên cứu khoảng 40 cơ
hội, từ chối và không thể triển khai đầu tư gần 30
cơ hội. Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực đối tác
không đáp ứng về tài chính, phương pháp quản trị,
nhân sự, thủ tục pháp lý, cơ sở pháp lý không đầy
đủ hoặc không tuân thủ quy định, thay đổi chính
sách quy hoạch, không đáp ứng được hiệu quả đầu
tư kỳ vọng của SCIC… Riêng năm 2017, số lượng
cơ hội đầu tư được nghiên cứu là gần 30 cơ hội,
trong đó chủ yếu là các cơ hội đầu tư tài chính.
Một số đánh giá chung
SCIC đã tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu
vốn nhà nước tại gần 1.000 DN (trong đó có 7
tổng công ty). Ngay sau khi tiếp nhận, SCIC đã áp
dụng hệ thống quản trị DN tiên tiến; phân loại DN
thành các nhóm; chủ động xây dựng và thực hiện
phương án tái cơ cấu DN; hoàn thành sắp xếp, cổ
phần hóa 28 công ty TNHH một thành viên; bán
vốn nhà nước tại các DN. Kết quả này góp phần
tích cực đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, đổi mới, tái
cơ cấu và nâng cao hiệu quả của DNNN.
Trong quá trình đại diện chủ sở hữu vốn nhà
nước tại DN, thông qua thực hiện vai trò cổ đông
nhà nước, mô hình SCIC đã thể hiện những ưu thế
so với cơ chế chủ quản hành chính. Thông qua vai
trò cổ đông, SCIC chủ động xây dựng và thực hiện
phương án tái cơ cấu DN; đầu tư thêm vốn vào
các DN kinh doanh có hiệu quả, qua đó tạo ra giá
trị gia tăng cho vốn nhà nước; tập trung xử lý tồn
tại của các DN thuộc danh mục quản lý... Công
tác quản trị DN và tái cơ cấu được SCIC thực hiện
chuyên nghiệp, tính chuyên môn cao.
SCIC đã bán vốn tại hơn 900 DN. Các DN bán
vốn chủ yếu quy mô nhỏ, kinh doanh kém hiệu
quả nhưng kết quả bán vốn thu được gấp 2,5 lần
giá vốn (cao hơn mức bình quân cả nước giai đoạn
2011 - 2015 là 1,48 lần). Từ cơ chế bán vốn đặc thù
Trong giai đoạn 2011 đến 31/12/2017, SCIC
chỉ tiếp nhận được 114 DN (trung bình 16 DN/
năm) với tổng giá trị vốn nhà nước trên sổ
sách kế toán là hơn 3.517 tỷ đồng. Năm 2017,
SCIC chỉ tiếp nhận được 24 DN với giá trị vốn
nhà nước là 1.032 tỷ đồng, trong đó có 19/62
DN theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ.
1...,55,56,57,58,59,60,61,62,63,64 66,67,68,69,70,71,72,73,74,75,...125
Powered by FlippingBook