TCTC so 12 ky 2 - page 113

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
115
dung các bài học chủ yếu là để giúp học viên tiếp thu
một khối lượng từ vựng học thuật chuyên ngành khá
lớn và hoạt động phát triển kỹ năng thì rất sơ sài,
đôi khi chỉ thiên về dịch thuật hoặc bài tập củng cố
từ vựng…
- Giáo trình chủ yếu được biên soạn và sưu tầm từ
các nguồn tài liệu sẵn có, thiếu tính liên kết, logic, hệ
thống, rời rạc về nội dung. Việc thiết kế và triển khai
chương trình đào tạo của các trường cũng ít tham
khảo chuyên gia, nhà tuyển dụng và nhu cầu của
người lao động nên nội dung học chưa hữu dụng,
chưa sát với thực tiễn nhu cầu của người học, ngành
học và đi sâu vào thực tiễn công việc.
- Điều kiện cơ sở vật chất của các trường còn
nhiều hạn chế. Hầu hết các lớp học tiếng Anh trong
nhà trường chưa đạt chuẩn, không được thiết kế
riêng cho việc dạy và học ngoại ngữ. Các phòng học
không cách âm, bàn ghế sắp xếp theo kiểu truyền
thống, chỉ phù hợp cho phương pháp thuyết trình,
giảng giải, chưa phù hợp cho phương pháp dạy học
tương tác. Thiết bị hỗ trợ việc dạy tiếng Anh còn
chưa tương xứng với quy mô của nhà trường…
- Với tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế - Tài
chính, ngoài các thuật ngữ chuyên ngành vốn đã
khó nhớ, khó hiểu thì xu hướng hiện nay cho thấy
còn xuất hiện nhiều từ mới để lý giải các xu thế
mới mà rất nhiều từ đó không có trong từ điển.
Phần lớn các sinh viên, thậm chí giảng viên đều
không biết nghĩa hoặc khó có thể đoán nghĩa của
các cụm từ này trong bài nếu không cập nhật các
thông tin, diễn biến kinh tế trên thế giới. Chẳng
hạn, với sự bùng nổ của công nghệ số hiện nay xuất
hiện một số khái niệm liên quan đến tiền điện tử
(tiền ảo) như: Cryptocurrency, Bitcoin, Blockchain,
Ethereum, Regtech, Insurtech… Việc lựa chọn
sắc thái ý nghĩa nào của từ phù hợp với văn bản
chuyên ngành là điều không hề dễ dàng, đặc biệt
khi vốn từ vựng của sinh viên không chuyên vẫn
còn rất hạn chế.
- Cách thức truyền đạt của giáo viên chưa gây
được hứng thú cho các em trong các giờ học đọc tiếng
Anh chuyên ngành. Môi trường thực hành tiếng Anh
ở các trường hiện chủ yếu diễn ra ở khuôn khổ lớp
học, cùng với hạn chế về thời gian dẫn đến hiệu quả
học không cao. Phần lớn sinh viên ít có động lực học
tiếng Anh bởi chưa hiểu được giá trị của nó.
Kiến nghị và đề xuất
Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác giảng
dạy tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế - Tài chính tại
các trường đại học, trong thời gian tới cần chú ý một
số vấn đề sau:
Về phía Nhà trường:
- Thường xuyên rà soát lại trang thiết bị dạy ngoại
ngữ trong Nhà trường; Tiến hành mua sắm và trang
bị các trang thiết bị dạy và học tiếng Anh phù hợp
trang bị các phòng học tiếng Anh, phòng nghe nhìn
và phòng đa phương tiện đạt chuẩn cả về số lượng
lẫn chất lượng.
- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
và kỹ thuật viên nhằm sử dụng có hiệu quả các thiết
bị dạy và học ngoại ngữ, khai thác đúng mục đích
các nguồn thông tin, tư liệu nước ngoài, đặc biệt là
Internet, phục vụ cho việc dạy và học ngoại ngữ. Tạo
cơ hội cho giảng viên tiếng Anh được tiếp xúc với
giáo viên bản ngữ, đi tập huấn nâng cao trình độ,
trao đổi kinh nghiệm ở nước ngoài… Tuy nhiên, các
khoá bồi dưỡng giáo viên phải được tổ chức thích
hợp về thời gian, trình độ và điều kiện tham gia.
Chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên phải có
những thay đổi về phương pháp tiếp cận hoạt động
dạy học, người học và tài liệu hiện đại theo hướng
phục vụ người học, phát huy tính chủ động tự học
của người học.
- Chú trọng các chế độ lương, thưởng, thù lao gắn
với việc nâng cao sức cạnh tranh về trình độ giảng
dạy của giảng viên trong nhà trường, đồng thời thu
hút các giảng viên có trình độ cao về giảng dạy.
- Mở rộng, đa dạng hóa các loại hình hợp tác quốc
tế về giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi và sẵn sàng
đón tiếp các chuyên gia, giảng viên có trình độ cao
ở nước ngoài tới thăm và tham gia các hội nghị, hội
thảo tập huấn cho giảng viên. Cử cán bộ quản lý,
giảng viên tham dự các hội nghị, hội thảo quốc tế về
dạy học ngoại ngữ ở trong và ngoài nước.
- Để tăng cường khả năng giao tiếp bằng tiếng
Anh của sinh viên, nhà trường cần có các chính sách
để tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng Anh trong
trường. Tổ chức nhiều câu lạc bộ với hoạt động
phong phú hay nhiều buổi tọa đàm về một vấn đề
kinh tế - tài chính nào đang diễn ra, tạo cơ hội cho
sinh viên thường xuyên sử dụng tiếng Anh trong
giao tiếp, từ đó nâng cao trình độ tiếng Anh phục
vụ cho việc học và nghiên cứu hoàn toàn bằng tiếng
Anh. Chương trình học cần gắn với nhiều hoạt động
thuyết trình, nghiên cứu, bài luận còn giúp sinh viên
tự tin hơn khi giao tiếp và phát triển đồng đều các kỹ
Môi trường thực hành tiếng Anh ở các trường
hiện chủ yếu diễn ra ở khuôn khổ lớp học, cùng
với hạn chế về thời gian dẫn đến hiệu quả học
không cao. Phần lớn sinh viên ít có động lực
học tiếng Anh bởi chưa hiểu được giá trị của nó.
1...,103,104,105,106,107,108,109,110,111,112 114,115,116,117,118,119,120,121,122,123,...148
Powered by FlippingBook