TCTC so 12 ky 2 - page 23

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
25
cho rằng, mở cửa thị trường với sự góp mặt của các
tập đoàn phân phối đa quốc gia, có thế mạnh về tài
chính, công nghệ và mạng lưới, thị trường bán lẻ
Việt Nam sẽ khởi sắc và phát triển.
Thực tế đã cho thấy, sau 10 năm gia nhập thị
trường WTO, thị trường bán lẻ Việt Nam đã hoàn
toàn “thay da đổi thịt”, phong phú, đa dạng, đáp
ứng kịp thời các nhu cầu thiết yếu của người tiêu
dùng thời kỳ hội nhập và là một thị trường tiềm
năng, hấp dẫn đầu tư cả trong và ngoài nước. Theo
thống kê của Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam
(AVR), tổng mức bán lẻ của thị trường bán lẻ Việt
Nam tăng mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2010
tổng mức bán lẻ của thị trường bán lẻ cán mốc 88
tỷ USD, năm 2015 con số này là 146 tỷ USD, năm
2016 đạt xấp xỉ 158 tỷ USD, dự kiến năm 2017 sẽ
thiết lập mốc tăng trưởng mới 172 tỷ USD. Theo đà
này, dự báo, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ
và dịch vụ tiêu dùng Việt Nam sẽ đạt 180 tỷ USD
vào năm 2020.
Kết quả này phần nào phản ánh mức độ hấp
dẫn và quyến rũ các nhà đầu tư của thị trường
bán lẻ Việt Nam trong 10 năm qua. Hãng tư vấn
A.T.Kearney của Mỹ đã từng xếp hạng mức độ hấp
dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam thuộc hàng đầu
thế giới, chỉ sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc. Kết
quả xếp hạng này là cú hích để các tập đoàn bán lẻ
đa quốc gia nhanh chóng tìm đến Việt Nam. Từ đó
đến nay, mặc dù chỉ số phát triển kinh doanh bán
lẻ toàn cầu (GRDI) của Việt Nam đang có xu hướng
giảm nhưng tiềm năng của nó vẫn còn hấp dẫn và
thu hút tham gia đầu tư của các nhà đầu tư nước
ngoài. Thống kê của AVR cho thấy, sau 10 năm gia
nhập WTO, Việt Nam vẫn giữ được nhiều yếu tố
thuận lợi để phát triển mạnh thị trường bán lẻ, điển
Sức hút của thị trường
bán lẻ Việt Nam sau gia nhậpWTO
Tháng 1/2007, Việt Nam chính thức trở thành
thành viên của WTO, bắt đầu thực thi những cam
kết mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ mạnh
mẽ, trong đó có dịch vụ phân phối. Những cam kết
này đã thực sự tác động đến ngành công nghiệp
dịch vụ bán lẻ của nước ta. Vào thời điểm Việt
Nam gia nhập WTO, nhiều quan điểm lo ngại rằng,
trước sự mở cửa, với sự xâm lấn và “thâu tóm” của
các “ông lớn” bán lẻ từ nước ngoài, nguy cơ sụp
đổ kênh phân phối bán lẻ truyền thống là rất lớn.
Lạc quan và tin tưởng hơn vào sức cạnh tranh của
ngành công nghiệp dịch vụ nội địa, cũng có ý kiến
Thị trườngbán lẻ Việt Nam
sau10nămgianhậpWTOvàviễn cảnhtương lai
ThS. Đinh Quốc Công
– Đại học Southampton*
Kể từ khi chính thức trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đến nay, thị trường bán lẻ
nước ta đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ. Nhiều khả năng, trong năm 2017, tổng mức lưu chuyển
hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng Việt Nam sẽ cán mốc 172 tỷ USD và đạt 180 tỷ USD vào năm 2020.
Bài viết tổng quát những thành tựu nổi bật của ngành công nghiệp bán lẻ trong thời gian qua, để thấy rõ
hơn viễn cảnh phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam trong giai đoạn tới.
Từ khóa: WTO, thương mại, thị trường bán lẻ, dịch vụ tiêu dùng, hàng hóa bán lẻ, người tiêu dùng
Since becoming the official membership of the
WTO, the national retail market of Vietnam
has been experiencing powerful development.
It is great possibility that in 2017, the total
value of retail transaction and consumption
service of Vietnam will reach 172 billion USD
and 180 billion USD in 2020. This paper
highlights the most significant achievements
of retail industry in the past years to forecast
the development perspective in the future.
Keywords: WTO, commerce, retail market, consumption
service, retail goods, consumers
Ngày nhận bài: 15/11/2017
Ngày hoàn thiện biên tập: 29/11/2017
Ngày duyệt đăng: 30/11/2017
* Email:
1...,13,14,15,16,17,18,19,20,21,22 24,25,26,27,28,29,30,31,32,33,...148
Powered by FlippingBook