TCTC so 12 ky 2 - page 18

20
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
phương, vùng phải thể hiện rõ tính liên kết vùng,
sớm xóa bỏ tình trạng phát triển kinh tế khép kín.
Quy hoạch vùng phải gắn với điều kiện KT-XH
đặc trưng của vùng và phải được xác định, thực
hiện trong từng giai đoạn cụ thể. Đặc biệt, trong
bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 thì
công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch nói chung
và cho liên kết vùng nói riêng cần được chú trọng
hơn nữa.
Trên cơ sở các quy hoạch và kế hoạch được phê
duyệt, tập trung các nguồn lực và các thành phần
kinh tế để đầu tư, phát triển hạ tầng KT-XH, đặc
biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị và nông
nghiệp; Đồng thời, cần tạo lập thể chế, cơ chế,
chính sách để thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hình thành
và phát triển kinh tế vùng.
Ba là,
đối với các vùng kinh tế trọng điểm, cần
cân nhắc để ban hành chính sách cạnh tranh với
các trung tâm kinh tế khu vực và trên thế giới; quy
định rõ liên kết vùng phải theo hướng kinh tế tri
thức và tiếp cận với cuộc Cách mạng công nghiệp
4.0, phát triển các ngành hàng có hàm lượng công
nghệ cao, tạo giá trị gia tăng lớn... Nghiên cứu để
sớm hình thành một số khu liên kết kinh tế xuyên
biên giới quốc gia với một số nước láng giềng;
Hình thành các cặp cửa khẩu để gia tăng hợp tác
kinh tế có hiệu quả.
Đối với các vùng điều kiện KT-XH còn khó
khăn, cần có chính sách nhằm hướng việc thu hút
đầu tư vào các ngành khai thác lợi thế so sánh, phù
hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội; Làm rõ chức
năng bảo tồn sinh thái, gìn giữ văn hóa, bảo đảm
an ninh chính trị, để từ đó có những chính sách tích
hợp tổng thể đặc thù cho vùng đảm bảo các chức
năng trên.
Bốn là,
các nhà khoa học, chuyên gia cần tiếp tục
nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy phân
vùng hợp lý, khoa học, phù hợp với thực tiễn; hoàn
thiện quy hoạch phát triển vùng trên cơ sở lợi thế
so sánh của từng địa phương; Tận dụng lợi thế của
sự kết nối trên “không gian ảo” để liên kết vùng
toàn diện.
Tài liệu tham khảo:
1. PGS., TS. Lê Xuân Bá, Tổng quan về tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình
tăng trưởng ở Việt Nam - Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương;
2.
“Cần giải đáp 9 câu hỏi về liên kết vùng”,
01/4/2016;
3.
“Liên kết vùng là gì?”, 16/1/2017;
4.
: “Liên kết vùng: Giải pháp để phát triển
bền vững các KCN Duyên hải miền Trung”, 7/9/2016.
Hiện nay, vẫn còn tồn tại tình trạng hầu hết các
tỉnh, thành và các vùng đều có những dấu hiệu
“thu nhỏ” của quốc gia, nên quy hoạch, kế hoạch
chưa làm rõ được tính đặc thù, thế mạnh của mỗi
địa phương và liên kết nội vùng. Chất lượng quy
hoạch phát triển KT-XH vùng còn nhiều bất cập,
tình trạng quá nhiều quy hoạch ở cấp địa phương,
quy hoạch dàn trải, không tính đến lợi ích kinh tế
chung và lợi ích cộng đồng đã gây ra lãng phí và
phức tạp trong thực hiện.
Chuỗi giá trị sản phẩm liên kết vùng là yếu tố
quan trọng đặc biệt để bảo đảm cho liên kết vùng
có hiệu quả nhưng lại là khâu yếu nhất trong quá
trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch liên kết vùng
hiện nay. Cách phân vùng KT-XH còn nhiều mặt
hạn chế, chưa phát huy được lợi thế so sánh từng
vùng theo chuỗi giá trị sản phẩm, các chuỗi giá
trị liên kết kinh tế nội vùng và liên vùng vẫn còn
bị bỏ ngỏ. Đây là yêu cầu bức thiết bởi cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0 đã và đang đặt ra những
thách thức lớn đối với tất cả các doanh nghiệp sẽ
tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu về những
thay đổi liên quan đến chi phí, quản trị rủi ro,
giảm thiểu tính linh hoạt và sự độc lập trong
chiến lược kinh doanh.
Đề xuất, kiến nghị
Để phát huy hiệu quả các chủ trương, cơ chế,
chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời khắc
phục những tồn tại, hạn chế khi triển khai liên kết
vùng trong tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình
tăng trưởng cần tập trung vào các nội dung sau:
Một là,
về nhận thức, chúng ta cần coi quá
trình tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình
tăng trưởng theo vùng là một bộ phận hữu cơ
của tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình
tăng trưởng quốc gia; Là phương thức để tạo ra
các mũi nhọn, các “cực tăng trưởng” đối với các
ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, nhằm phát huy
tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng, địa phương
trong tổng thể nền kinh tế; Là biện pháp khắc
phục cơ cấu kinh tế “khép kín” theo địa giới
hành chính, trên cơ sở đó mà khai thác tối đa
nguồn lực của xã hội.
Hai là,
xây dựng cơ chế điều phối, quản trị vùng.
Xây dựng chiến lược liên kết kinh tế vùng trong
chiến lược phát triển quốc gia, tạo cơ sở cho việc
xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát
triển, đầu tư, quản trị, dịch vụ công, phát triển
công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ… phù hợp
với mỗi vùng và liên vùng có hiệu quả.
Chiến lược phát triển KT-XH của mỗi địa
1...,8,9,10,11,12,13,14,15,16,17 19,20,21,22,23,24,25,26,27,28,...148
Powered by FlippingBook