TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
115
có lợi win – win, nhưng thực tế khi rủi ro phát sinh
trách nhiệm thực hiện giữa hai bên chưa nghiêm túc,
xuất phát từ những điều khoản chưa thực sự rõ ràng.
Phân chia lợi nhuận hiện nay còn quá nghiêng về phía
doanh nghiệp. Câu lạc bộ chăn nuôi của các trang trại
liên kết chưa thể hiện được vai trò đàmphán với doanh
nghiệp để có định mức chi trả phù hợp hơn. Mặt khác,
khi đầu tư vốn lớn cho chăn nuôi gia công (khoảng 1
tỷ đồng/chuồng nuôi) nông dân phụ thuộc nhiều vào
doanh nghiệp, nhất là các vướng mắc về xây dựng
chuống, quản lý đàn gia cầm trong quá trình hợp tác.
Đối với chăn nuôi độc lập quy mô lớn, việc thiếu
vắng các doanh nghiệp cung ứng giống chất lượng
cao, ổn định là một thách thức không nhỏ đến hoạt
động của trại một cách bền vững và hiệu quả. Gà
giống được nhập từ một số quốc gia không kiểm
soát vào Thái Bình là một thực tế đang diễn ra ngoài
khả năng kiểm soát thường xuyên nên nguy cơ bùng
phát dịch lớn. Giá TACN chiếm tỷ trọng quá cao
(trên 75% giá thành gà thịt, và trên 90% giá thành
trứng) và thường xuyên giữ ở mức giá cao làm ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả chăn nuôi.
Giải pháp tăng cường hợp tác, liên kết sản xuất,
tiêu thụ gia cầm theo hướng bền vững
Để tăng cường hợp tác, liên kết sản xuất tiêu thụ
gia cầm theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình, thời
gian tới cần triển khai các giải pháp sau:
Một là,
tháo gỡ khó khăn về tích tụ ruộng đất là
một trong các giải pháp quan trọng để hình thành các
khu chăn nuôi tập trung theo chính sách Tỉnh đã ban
hành. Chính sách về tích tụ ruộng đất trong những
vùng quy hoạch cần được ưu tiên giải quyết để nông
dân có thể quản lý và kiểm soát đất đai trong thời
hạn đủ dài để thu hồi vốn và đầu tư theo chiều sâu.
Hai là,
tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư xây dựng
các khu chăn nuôi tập trung, trong đó chú trọng đến
phát triển cơ sở hạ tầng hoàn thiện gồm điện, nước,
đường giao thông, xử lý môi trường với giá thuê
đất phù hợp.
Ba là,
khuyến khích tiêu thụ và chế biến gia cầm
lạnh. Đây là giải pháp về lâu dài để thúc đẩy hình
thành chuỗi gia cầm bền vững và quy mô lớn.
Ngoài ra, việc tăng cường và thực hiện chặt chẽ
hơn quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và tiêu
dùng có tác dụng quan trọng để gắn kết sản xuất và
chế biến sản phẩm an toàn.
Tài liệu tham khảo:
1. Cục Thống kê Thái Bình (2017), Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình 2016,
NXB Thống kê 2017;
2. HĐND tỉnh Thái Bình (2011), Nghị quyết số 30/2012/NQ-HĐND ngày
14/12/2011 về cơ chế quản lý, thực hiện quy hoạch khu chăn nuôi tập trung
và cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi trang trại quy mô lớn trên
địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015;
3. UBND tỉnh Thái Bình (2015), Quyết định số 3312/QĐ-UBND ngày
29/12/2015 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Thái Bình
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
4. UBND tỉnh Thái Bình (2015), Quyết định 107/QĐ-UBND, phê duyệt đề án Quy
hoạch và quản lý giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Bảng 1. Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gia cầm khi tham gia liên kết
Gia cầm lấy thịt (1kg)
Gia cầm lấy trứng (1000 quả)
HT,LK (1)
Độc lập (2) Khác biệt (1)-(2)
HT,LK (1)
Độc lập (2)
Khác biệt (1)-(2)
Số mẫu - N
Hộ
18
3
1
16
23
25
Chỉ tiêu kết quả
Giá trị sản xuất-GO
1000 đ
63.88
57.88
6.00(***)
2638.60 2736.40
-97.80ns
Chi phí trung gian IC
1000 đ
45.60
48.75
-3.15(ns)
1950.32 2007.65
-57.33 ns
Giá trị gia tăng-VA
1000 đ
18.28
9.13
9.15(**)
688.27
728.75
-40.48 ns
Thu nhập hỗn hợp-MI
1000 đ
16.06
7.97
8.09(*)
644.45
685.38
-40.93 ns
Lợi nhuận-NPR
1000 đ
13.57
5.73
7.84(*)
564.23
612.74
-48.51 ns
Chỉ tiêu hiệu quả
NPR/IC
Lần
0.30
0.12
0.29
0.31
NPR/GO
Lần
0.21
0.10
0.21
0.22
MI/IC
Lần
0.35
0.16
0.33
0.34
MI/GO
Lần
0.25
0.14
0.24
0.25
VA/IC
Lần
0.40
0.19
0.35
0.36
VA/GO
Lần
0.29
0.16
0.26
0.27
Ghi chú: (*)(**)(***) tương ứng mức ý ngh a 90, 95, 99%, (ns): không có ý ngh a thống kê
Nguồn: Số liệu điều tra 2016