TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
111
hệ thống siêu thị Coopmart và Metro và phần còn
lại tập trung một số thị trường cao cấp tiềm năng
như: Úc, Đan Mạch, Hà Lan... thông qua các Chương
trình hợp tác Quốc tế để giới thiệu sản phẩm này.
An Giang đã triển khai thực hiện quy hoạch
vùng chuyên canh rau màu với quy mô 26.000 ha;
Thực hiện quy hoạch một số loại rau màu có ưu thế
như đậu nành rau, bắp non... nhằm ổn định và quản
lý tốt chất lượng sản phẩm phục vụ cho thị trường
xuất khẩu. Một số loại cây màu như: bắp lai ởAn Phú,
Tân Châu… sẽ gắn kết công ty Ecofarm, AFiex để tiến
hành sản xuất phục vụ nhu cầu chế biến thức ăn trong
chăn nuôi. Một số loại rau màu khác như: ớt, cải, dưa
leo… sẽ tập trung sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu
thụ ở các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn An Giang, tổng diện tích gieo trồng cả
năm 2016 của Tỉnh đạt 727,7 ngàn ha, tăng 2,89% so
cùng kỳ (tăng gần 20,5 ngàn ha), trong đó: Diện tích
lúa đạt gần 669.022 ha (tăng 24.764 ha) so cùng kỳ
năm 2015 và diện tích hoa màu các loại gieo trồng
khoảng 60,4 ngàn ha, bằng 95,83% (giảm 2.626 ha)
so cùng kỳ năm 2015.
Dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tiếp tục được
kiểm soát tốt, nhưng do giá cả thiếu ổn định nên
tổng đàn giảm so cùng kỳ. Đàn trâu có 3.646 con
(bằng 89,96%); đàn bò hiện có 89.503 con (bằng
90,69%); đàn heo khoảng 120.188 con (bằng 99,4%).
Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng cả năm ước đạt
35.226 tấn, bằng 95,62% (giảm 733 tấn) so cùng kỳ.
Trong đó, sản lượng thịt trâu bò hơi 10.812 tấn, bằng
99,62 (giảm 41 tấn); sản lượng thịt lợn hơi 17.800 tấn,
bằng 100,49% (tăng 86 tấn); sản lượng thịt gia cầm
6.604 tấn, bằng 89,33% (giảm 789 tấn).
Diện tích rừng trồng được chăm sóc đạt 80,6 ha,
đạt 100% kế hoạch. Thực hiện trồng 74,7 ha rừng
phòng hộ tại 02 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn; trồng
mới 4,9 triệu cây phân tán. Diện tích nuôi trồng thủy
sản được thu hoạch đạt 2.341 ha (kể cả diện tích sản
xuất giống), bằng 95,55% so cùng kỳ (trong đó diện
tích nuôi cá tra là 1.200 ha, bằng 97,41%); tuy nhiên,
số lồng bè thả nuôi được thu hoạch cả năm ước đạt
3.389 cái, tăng 18,50%. Sản lượng thủy sản thu hoạch
cả năm là 351 ngàn tấn, tăng 0,82% so cùng kỳ, tuy
nhiên cơ cấu về loài thủy sản thả nuôi có sự thay
đổi, số lượng cá rô phi và cá lóc tăng nhiều nên góp
phần tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản.
Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp 6 tháng
đầu năm 2017 đạt gần 13.570,7 tỷ đồng. Lĩnh vực
trồng trọt với giá trị sản xuất đạt gần 11.699,8 tỷ
đồng. Tổng sản lượng lúa giảm 2,69% (giảm 46,7
ngàn tấn) nhưng riêng sản lượng nếp tăng 70,24%
(tăng 213 ngàn tấn), đã góp phần làm cho giá trị sản
xuất cây lúa tăng 4,22% (tăng 373,8 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, do có diện tích cho sản phẩm tăng,
nên tổng giá trị sản xuất các sản phẩm cây lâu năm
cũng tăng 19,81% (tăng 136 tỷ đồng). Ngành Lâm
nghiệp đạt 149,9 tỷ đồng, chủ yếu do tăng sản lượng
gỗ và củi khai thác. Đối với ngành Thủy sản, dù sản
lượng các loại thủy sản nuôi trồng, khai thác đều
giảm, nhưng nhờ thay đổi cơ cấu loại thủy sản nuôi
và số lượng sản xuất giống tăng 126 triệu con nên
tổng giá trị sản xuất ngành Thủy sản đạt gần 3.759,2
tỷ đồng, bằng 101,77% (+65,3 tỷ đồng) so cùng kỳ...
Dù đạt được một số kết quả trong nông nghiệp
nhưng sản xuất nông nghiệp của Tỉnh cũng còn
gặp nhiều khó khăn và hạn chế, đó là: Tỷ trọng
ngành Trồng trọt trong cơ cấu giá trị sản xuất mỗi
năm giảm 1%; Tỷ trọng ngành Chăn nuôi tăng nhẹ.
So với yêu cầu đặt ra, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong nội bộ ngành nông nghiệp vẫn còn chậm, tỷ
trọng nông nghiệp còn cao, trồng trọt còn chiếm
(79%) và cây lúa là cây trồng chủ yếu. Mặc dù năng
suất, sản lượng không ngừng được nâng lên, giá
thành hạ nhưng sức cạnh tranh yếu, thương hiệu
sản phẩm chưa hình thành nên luôn tiềm ẩn nguy
cơ rủi ro khi thị trường có biến động. Rau màu,
chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng có tỷ trọng đáng kể
trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp là những ngành
hàng có tiềm năng và lợi thế so sánh nhưng chậm
chuyển dịch, do sản xuất đa phần vẫn nhỏ lẻ. Biến
đổi khí hậu hiện hữu ngày càng rõ hơn; các hiệp
định thương mại tự do được ký kết, dự kiến thuế
của nhiều sản phẩm thịt nhập khẩu sẽ bằng 0 gây
khó khăn cho chăn nuôi trong Tỉnh.
Giải phápđẩymạnh tái cơ cấunôngnghiệpAnGiang
Để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, thời gian
tới, tỉnh An Giang cần thực hiện các giải pháp sau:
Một là,
tổ chức lại sản xuất. Hoàn thiện, phát
triển các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị
để có mối liên kết bền vững; tổ chức chăn nuôi theo
liên kết chuỗi giá trị... Tiếp tục nhân rộng mô hình
“Cánh đồng mẫu lớn”, gắn với xây dựng thương
hiệu gạo. Thực hiện các mô hình kinh tế hợp tác của
Tỷ trọngngànhTrồng trọt trongcơcấugiá trị sản
xuất mỗi năm giảm 1%; Tỷ trọng ngành Chăn
nuôi tăng nhẹ. So với yêu cầu đặt ra, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông
nghiệp vẫn còn chậm, tỷ trọng nông nghiệp còn
cao, trồng trọt còn chiếm (79%) và cây lúa là cây
trồng chủ yếu.