108
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
quá trình chuyển dịch nền kinh tế tự cung tự cấp sang
nền kinh tế sản xuất hàng hóa, tạo ra sự phát triển ở
các vùng để hình thành khu vực thị trường rộng lớn
có khả năng thu hút và thâm nhập với các khu vực thị
trường khác. Sự phát triển của thị trường do các khu
kinh tế cửa khẩu cũng đem lại nhiều cơ hội việc làm
cho người lao động không chỉ ở khu vực cửa khẩu mà
còn ở các vùng lân cận. Trao đổi thương mại thông
qua các khu kinh tế cửa khẩu theo đó gia tăng, góp
phần phát triển sản xuất trong nước.
Thứ hai,
thúc đẩy phát triển công nghiệp, dịch
vụ, du lịch và hoàn thiện kết cấu hạ tầng khu vực
cửa khẩu, biên giới; Tạo môi trường thuận lợi thu
hút đầu tư; Phát triển khoa học công nghệ; Hợp tác
liên doanh, chuyển giao công nghệ với các doanh
nghiệp trong và ngoài nước. Thực tế cho thấy, các
khu kinh tế cửa khẩu cũng góp phần đẩy nhanh quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn của các tỉnh miền núi, biên giới; Tạo
thêm nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ, thu hút lao
động nông nghiệp… Thông qua hoạt động của các
khu kinh tế cửa khẩu, sản phẩm nông nghiệp Việt
Nam đã chiếm lĩnh thị phần của đa dạng thị trường;
Người nông dân có cơ hội nắm bắt, mua sắm, sử
dụng thiết bị, vật tư, giống cây trồng, vật nuôi có
chất lượng cao để phát triển nông nghiệp…
Thứ ba,
góp phần tăng trưởng kinh tế, xóa đói
giảm nghèo; Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại,
xây dựng mối quan hệ hữu nghị bền vững với nước
bạn: Sự hình thành và phát triển của các khu kinh tế
cửa khẩu thúc đẩy phát triển ngành nghề sản xuất,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và thu nhập
cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, đời
sống nhân dân theo đó từng bước được nâng lên. Sự
phát triển khu kinh tế cửa khẩu còn tạo điều kiện
hình thành các khu dân cư tập trung dọc biên giới,
góp phần đẩy mạnh giao lưu kinh tế văn hóa, quốc
phòng an ninh khu vực biên giới, thắt chặt tình hữu
nghị giữa các quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới…
Giải pháp phát triển các khu kinh tế cửa khẩu
Mặc dù, các khu kinh tế cửa khẩu đã tạo ra nhiều
lợi thế về kinh tế cho cả nước nhưng việc lập quy
hoạch chung và quy hoạch chi tiết trong khu kinh tế
cửa khẩu được cơ quan chức năng đánh giá là triển
khai còn chậm và chất lượng chưa cao. Một số khu
kinh tế cửa khẩu còn thiếu quy hoạch chung, dẫn
đến các dự án đầu tư xây dựng được lập chỉ dựa vào
quy hoạch chi tiết các khu chức năng nên có hiện
tượng đầu tư dàn trải, thiếu sự đồng bộ về hạ tầng
kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Quy mô nguồn vốn còn
nhỏ nên cơ cở hạ tầng tại các khu kinh tế cửa khẩu
chưa được đầu tư đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu
cầu phát triển.
Các khu kinh tế cửa khẩu thường nằm tại các địa
phương, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó
khăn và đặc biệt khó khăn nên chủ yếu vẫn dựa vào
nguồn ngân sách trung ương để đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng. Tuy nhiên, nguồn ngân sách trung ương
lại khá hạn chế, trong khi nhu cầu đầu tư phát triển
của các khu kinh tế cửa khẩu rất lớn dẫn đến nhiều
khu kinh tế cửa khẩu gặp khó khăn trong việc triển
khai xây dựng kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ.
Đặc biệt, do vị trí địa lý, phần lớn các khu kinh
tế cửa khẩu hiện nay đều gặp khó khăn trong thu
hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh tại
khu kinh tế cửa khẩu. Quá trình triển khai cơ chế,
chính sách phát triển khu kinh tế cửa khẩu có một
số vướng mắc như: Chưa có chính sách ưu đãi đột
phá đối với các khu kinh tế cửa khẩu và thiếu sự
ổn định trong các cơ chế, chính sách tài chính ban
hành. Các khu kinh tế cửa khẩu đều ở khu vực biên
giới, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn,
để huy động được các doanh nghiệp đến đầu tư
sản xuất, kinh doanh cần có các cơ chế, chính sách
đặc biệt ưu đãi, ổn định. Tuy nhiên, hiện tại, các cơ
chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa
khẩu được xây dựng theo quy định của pháp luật,
nên chưa có các ưu đãi đặc thù. Thực tế trên đòi hỏi
cần tiếp tục có những chính sách ưu đãi, đặc biệt là
cần tập trung triển khai một số giải trọng tâm sau:
Thứ nhất,
kiến nghị cấp trên cho phép được sử
dụng số thu ngân sách từ thuế và phí từ hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu qua các cửa khẩu trong khu
kinh tế cửa khẩu để tái đầu tư cơ sở hạ tầng khu
kinh tế cửa khẩu trong thời gian từ 5 đến 10 năm.
Đồng thời, có chính sách ưu đãi riêng về thu hút đầu
tư vào khu kinh tế cửa khẩu, tạo thuận lợi hơn nữa
cho các doanh nghiệp đầu tư và hoạt động thương
mại trong khu kinh tế cửa khẩu.
Cần thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính, hiện
đại hóa quy trình tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà
đầu tư đến tìm hiểu và đầu tư vào các khu kinh tế
cửa khẩu; Xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến
khích các thành phần kinh tế, đầu tư phát triển các
doanh nghiệp tư nhân, huy động vốn ứng trước của
dân và doanh nghiệp cho đầu tư cơ sở hạ tầng.
Thứ hai,
hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao tinh
thần trách nhiệm, trình độ nghiệp vụ cho cán bộ,
công chức thực thi chính sách, đặc biệt là những cán
bộ trực tiếp giải quyết công việc liên quan đến thủ
tục đầu tư; Nâng cao khả năng dự báo để đảm bảo
kế hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu được