TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
109
triển khai hiệu quả và sát với thực tiễn; Thực hiện
hiệu quả chính sách thu hút đầu tư tạo môi trường
đầu tư thông thoáng, minh bạch…
Thứ ba,
đổi mới nội dung, cách thức quảng bá, giới
thiệu tiềm năng của khu kinh tế cửa khẩu. Tập trung
thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực dịch vụ, xây
dựng kết cấu hạ tầng, hình thành khu chức năng trong
các khu kinh tế cửa khẩu... Bên cạnh các dự án có quy
mô vừa và nhỏ, tập trung thu hút các dự án lớn tạo
hiệu ứng đầu tàu và lan tỏa, có tác động ảnh hưởng tới
phát triển kinh tế xã hội của cả tỉnh. Đồng thời, phát
huy tốt đa các ưu đãi của Nhà nước đối với khu kinh
tế cửa khẩu, đa dạng hoá các hình thức thu hút đầu tư
nhằm khuyến khích các nguồn vốn cả trong và ngoài
nước thamgia vào phát triển các khu kinh tế cửa khẩu.
Thứ tư,
xây dựng hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ
tầng trong khu kinh tế cửa khẩu. Huy động tổng
hợp các nguồn vốn để đầu tư hạ tầng trong khu
kinh tế cửa khẩu. Huy động tối đa nguồn lực của
địa phương, kết hợp sự hỗ trợ của trung ương theo
mục tiêu và thực hiện lồng ghép các chương trình,
vốn đầu tư của các thành phần kinh tế. Sử dụng các
khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, đấu giá
quyền sử dụng đất tại các khu kinh tế cửa khẩu để
tạo nguồn vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
và giải phóng mặt bằng các khu kinh tế cửa khẩu
theo quy định của pháp luật.
Giải phápđặc thùđối với một số khu kinh tế cửa khẩu
Bên cạnh các giải pháp phát triển chung, tác giả
đề xuất một số giải pháp đặc thù đối với một số khu
kinh tế cửa khẩu như sau:
Đối với các khu kinh tế cửa khẩu biên giới giáp
Trung Quốc:
- Xây dựng và phát triển các khu kinh tế cửa khẩu
thành trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch của
vùng trung du và miền núi phía Bắc, đầu mối của
hành lang kinh tế Hà Nội - Lạng Sơn - Nam Ninh,
Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam và Hà Nội - Móng Cái
- Phòng Thành; Đẩy mạnh hợp tác phát triển trong
quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Hải Phòng -
Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh và Hải Phòng - Hà Nội
- Lạng Sơn - NamNinh, vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ;
Khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên,
vị trí địa lý kinh tế và vị thế của từng khu kinh tế cửa
khẩu trong phát triển giao thương, dịch vụ quốc tế và
trong nước, thúc đẩy phát triển kinh tế và chuyển đổi
cơ cấu kinh tế của các tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu;
- Phát triển các khu kinh tế cửa khẩu gắn với việc
hình thành hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn
biên giới và gắn với bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư
các xã biên giới; Quy hoạch phát triển các tuyến trục
giao thông nối liền các khu kinh tế cửa khẩu với nội
địa và với các cửa khẩu và khu kinh tế cửa khẩu của
Trung Quốc, để thúc đẩy phát triển và liên kết các
khu kinh tế cửa khẩu trong vùng với các vùng trong
cả nước và quốc tế.
- Tiếp tục đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng trong
các khu kinh tế cửa khẩu theo quy hoạch phát triển
và quy hoạch chung của khu kinh tế cửa khẩu; Tập
trung ưu tiên đối với các khu kinh tế cửa khẩu là
đầu mối hành lang kinh tế liên vùng, quốc tế như
cửa khẩu Móng Cái, Lào Cai và Lạng Sơn.
Đối với các khu kinh tế cửa khẩu biên giới giáp Lào:
Xây dựng và phát triển các khu kinh tế cửa khẩu
nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của
miền Tây các tỉnh miền Trung; Đẩy mạnh hợp tác
phát triển trong quy hoạch phát triển hành lang
kinh tế Đông - Tây và hợp tác phát triển trong Tiểu
khu vực Mê Kông mở rộng; Phát triển thương mại,
xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ qua cửa khẩu;
Tiếp tục đầu tư xây dựng và phát triển theo quy
hoạch hệ thống giao thông liên vùng nối khu kinh tế
cửa khẩu với các nơi khác như: Quốc lộ 279 nối Tây
Trang với thành phố Điện Biên Phủ; quốc lộ 4D từ
Lào Cai tới Ngã 3 Pa So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai
Châu; quốc lộ 8, 9, 12, 14, 14D, 49 nối các khu kinh
tế cửa khẩu miền Trung tới các cảng biển…
Đối với các khu kinh tế cửa khẩu biên giới giáp
Campuchia:
Hợp tác phát triển trong quy hoạch phát triển 3
nước Việt Nam - Lào - Campuchia và hành lang kinh
tế đường xuyên Á; Từng bước đầu tư xây dựng theo
quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa
khẩu. Đồng thời, nhanh chóng xây dựng đường quốc
lộ N1 nối liền các tỉnh có biên giới với khu kinh tế cửa
khẩu theo quy hoạch giao thông của Bộ Giao thông -
Vận tải; Tiếp tục đầu tư phát triển 8 khu kinh tế cửa
khẩu đã được thành lập như khu kinh tế cửa khẩu
đường 19 ở tỉnh Gia Lai; Bonuê ở tỉnh Bình Phước;
Mộc Bài, Xa Mát ở tỉnhTây Ninh; Đồng Tháp; An
Giang và Khánh Bình ở tỉnh An Giang; Hà Tiên ở tỉnh
Kiên Giang; Tập trung ưu tiên đối với các khu kinh tế
cửa khẩu Mộc Bài, An Giang và Đồng Tháp…
Tài liệu tham khảo:
1. Quyết định 52/2008/QĐ-TTg ngày 25/4/2008 phê duyệt Đề án “Quy hoạch
phát triển các khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020”;
2. Trần Báu Hà (2017), Quản lý nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu quốc tế
Cầu Treo; Luận án tiến s , Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh;
3. Chính phủ (2008), Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 quy định về
khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế Chính phủ;
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), 20 năm xây dựng và phát triển khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế ở Việt Nam.