TCTC ky 1 thang 12 - page 111

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
113
đến các trụ cột tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi
trường, cải thiện sức khỏe, công bằng xã hội, phát
triển nguồn lực tài chính và xã hội. Thông qua
phát triển các hình thức liên kết, hợp tác để hình
thành các trang trại quy mô lớn, trong quy hoạch,
trong gắn kết sản xuất an toàn sinh học với quản
lý phân phối và giết mổ vệ sinh.
Quan điểm về hợp tác, liên kết trong nghiên cứu
này là liên kết kinh tế giữa các tác nhân trong chuỗi
giá trị sản phẩm. Trong đó, liên kết dọc là hình thức
phối hợp hoạt động giữa các tác nhân dọc theo chuỗi
cung ứng sản phẩm, thường gắn với cơ chế sản xuất
theo hợp đồng (M.Prowse, 2012). Liên kết ngang,
hình thành trên cơ sở liên kết tự nguyện của cá nhân,
tổ chức để kết hợp sức mạnh của các thành viên, tạo
thành sức mạnh tập thể, thực hiện có hiệu quả hơn
các vấn đề trong sản xuất và đời sống (Phạm Thị
Minh Nguyệt, 2006). Liên kết ngang tạo nên bởi các
tác nhân có vai trò và chức năng tương tự nhau trong
chuỗi giá trị của sản phẩm.
Phương pháp nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu được chọn tại 4 huyện
(Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Vũ Thư và Tiền Hải) dựa
trên các tiêu chí về quy mô, phương thức chăn nuôi
và sự phát triển của các hình thức hợp tác, liên kết.
Số liệu sơ cấp thu thập từ phỏng vấn sâu và điều
tra trực tiếp bằng bảng câu hỏi. Số phiếu điều tra
khoảng gần 400 phiếu, trong đó số mẫu sau khi xử
lý và phân tích là 347 mẫu, gồm các hộ và trang trại
chăn nuôi. Thời gian nghiên cứu từ tháng 1/2016 đến
tháng 8/2016. Phương pháp so sánh và hệ thống chỉ
tiêu kết quả, hiệu quả được sử dụng để giải quyết
các mục tiêu đã đặt ra.
Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết
Quan điểm về phát triển chăn nuôi gia cầm bền
vững được đề cập trong “Chiến lược phát triển
đến năm 2020” (Quyết định 10/2008/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ). Quan điểm này hướng
Phát triểnkinhtế chănnuôi bềnvững:
Nghiêncứuthựctiễnvàgiải pháptại tỉnhThái Bình
TS. Nguyễn Quốc Chỉnh, ThS. Đồng Đạo Dũng
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam *
Phát triển chăn nuôi gia cầmbền vững được xác định với các trụ cột chính là quy hoạch vùng nuôi, phát
triển chăn nuôi quymô lớn, tăng cường khuyến nông và ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi an toàn, quản lý
vận chuyển giếtmổ an toàn. Thông qua phương pháp phỏng vấn sâu và phiếu hỏi, kết quả nghiên cứu
đã tổng hợp các lợi ích, hiệu quả của cácmô hình liên kết dọc, ngang phổ biến trong chuỗi gia cầmcủa
tỉnh. Trên cơ sở đó, giải pháp để tăng cường hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ gia cầmbền vững được
xác định là chính sách đất đai và tích tụ ruộng đất, phát triển các khu công nghiệp chăn nuôi tập trung,
khuyến khích tiêu dùng gia cầm lạnh và kiểmsoát an toàn thực phẩmchặt chẽ.
Từ khóa: Chuỗi gia cầm, gia cầm, hợp tác, liên kết, chăn nuôi bền vững
Sustainable poultry production is identified
with the main contents of planning,
developing large scale production,
agricultural encouragement and application
of advanced technology, secure slaughter
and transport. Through in-depth interviews
and questionnaires, the research results have
summarized the benefits and effectiveness of
the horizontal and vertical linkage models
popular in the poultry chain of the province.
Based on the findings, the solution to promote
cooperation and linkages in sustainable
poultry production and consumption is
defined as land policy and land accumulation,
development of intensive livestock production
areas, promotingand encouraging cold poultry
consumption and strict control of food safety.
Key words: Poultry chain, poultry, cooperation, linkages,
sustainable livestock production
Ngày nhận bài: 03/11/2017
Ngày hoàn thiện biên tập: 25/11/2017
Ngày duyệt đăng: 26/11/2017
*Email:
1...,101,102,103,104,105,106,107,108,109,110 112,113,114
Powered by FlippingBook