TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
91
6
“Nhiều bệnh viện cố tình kéo dài ngày điều trị
của bệnh nhân, cho bệnh nhân nằm hồi sức tích cực,
hồi sức cấp cứu dù tình trạng bệnh chưa đến mức
phải nằm hồi sức tích cực, hồi sức cấp cứu. Đặc biệt,
không ít bệnh viện chỉ định xét nghiệm, cận lâm
sàng không đúng quy trình chuyên môn, quy trình
kỹ thuật của Bộ Y tế nhằm trục lợi Quỹ” – Giám đốc
BHXH TP. Hà Nội chỉ ra.
Theo lãnh đạo BHXH Hà Nội, sắp tới, BHXH TP.
Hà Nội sẽ nghiên cứu việc kiểm tra các hồ sơ bệnh
án xuất viện vào ngày thứ 2 hàng tuần để xem có
tình trạng trục lợi hay không, vì thực tế cho thấy, 2
ngày cuối tuần bệnh nhân có khi không nằm viện
nữa nhưng bệnh viện vẫn được hưởng tiền ngày
giường do BHYT chi trả.
Quyết liệt xử lý nợ đọng
Hà Nội là một trong những địa phương có tỷ lệ
nợ BHXH bình quân cao nhất cả nước. Lãnh đạo
BHXH TP. Hà Nội cho biết, thời gian qua, đơn vị này
đã có nhiều giải pháp để thu hồi nợ đọng BHXH,
BHYT, bảo hiểm thất nghiệp. Tính riêng trong năm
2017, lãnh đạo BHXH TP. Hà Nội đã tổ chức 275
cuộc tuyên truyền, tư vấn, đối thoại trực tiếp với
DN, NLĐ về chính sách, pháp luật BHXH, BHYT tại
30 quận, huyện, thị xã.
Tại UBND các quận, huyện, thị xã đã chỉ đạo các
phòng, ban trên địa bàn tăng cường phối hợp với cơ
quan BHXH đôn đốc thu hồi nợ BHXH tại các DN;
Ban hành các quyết định thanh tra, kiểm tra tại 561
đơn vị với số tiền nợ 139,1 tỷ đồng, thu hồi được
58,4 tỷ đồng. BHXH Thành phố cũng tăng cường
công tác truyền thông để người dân và đơn vị DN
nắm được nghĩa vụ, quyền lợi của mình khi tham
gia BHXH, BHYT; Công khai danh sách các DN nợ
trên các phương tiện truyền thông đại chúng…
BHXH Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2020 có
55% trở lên số người trong độ tuổi lao động tham
gia BHXH, tỷ lệ nợ đọng BHXH giảm xuống dưới
4% số phải thu.
THỦY HÀ
Nợ BHXH giảm mạnh
BHXH TP. Hà Nội cho biết, trong 6 tháng đầu
năm 2018, trên địa bàn Thành phố có tới 25.351 đơn
vị nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) với số tiền hàng
nghìn tỷ đồng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của
376.219 người lao động (NLĐ). Cơ quan này đã gửi
văn bản đôn đốc thu nợ đến 16.648 đơn vị nợ BHXH,
thu hồi được 365 tỷ đồng. BHXH TP. Hà Nội đã xử
phạt vi phạm hành chính 12 doanh nghiệp (DN), do
trốn đóng BHXH, BHYT với số tiền 1,24 tỷ đồng. Sau
nhiều biện pháp tích cực, số tiền nợ BHXH phải tính
lãi đến hết tháng 5/2018 là 2.155 tỷ đồng (chiếm 5,5%
kế hoạch thu), giảm 459,5 tỷ đồng, tương ứng với
mức giảm 17,5% so với cùng kỳ năm 2017.
Cùng với việc quyết liệt đôn đốc thu nợ BHXH,
BHXH TP. Hà Nội đã từ chối quyết toán BHYT với
số tiền hơn 300 tỷ đồng. Theo ông Nguyễn Đức Hòa,
Giám đốc BHXH TP. Hà Nội, đến hết tháng 5/2018,
toàn Hà Nội đã có 6.367.422 người tham gia BHYT,
đạt tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân là 84,4%. Đáng
chú ý, so với cùng kỳ năm 2017, tổng chi phí khám
chữa bệnh (KCB) BHYT của Hà Nội đã tăng 10,1%.
Theo ông Hòa, nguyên nhân của việc gia tăng này
một mặt do số người tham gia BHYT tăng, số lượt
KCB bằng BHYT tăng, song cũng có nguyên nhân
chủ quan do tình trạng trục lợi Quỹ BHYT còn phổ
biến. Thông qua kiểm tra và thẩm định chi phí KCB
BHYT của các bệnh viện, cơ sở y tế từ đầu năm đến
nay, BHXH TP. Hà Nội dự kiến từ chối thẩm định
chi phí KCB BHYT lên tới 304 tỷ đồng.
Theo BHXH TP. Hà Nội, bên cạnh việc một số
người bệnh lạm dụng, trục lợi Quỹ như cố tình đi
khám ở nhiều bệnh viện khác nhau trong 1 tháng,
thậm chí trong 1 ngày nhằm hưởng thuốc BHYT,
nghiêm trọng hơn vẫn là tình trạng lạm dụng, trục
lợi Quỹ BHXH xảy ra ở các cơ sở y tế. Qua kiểm tra,
một số cơ sở KCB BHYT chỉ định bệnh nhân vào nội
trú rất rộng rãi và kéo dài ngày nằm viện, thậm chí
có những bệnh nhân chỉ mắc các bệnh cúm thông
thường, viêm họng… cũng cho vào nằm nội trú.
BẢOHIỂMXÃHỘI TP. HÀNỘI:
NỢĐỌNGBHXHGIẢMMẠNH
Với việc triển khai nhiều biện pháp tích cực, nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) TP. Hà Nội đang giảmmạnh. Số
tiền nợ BHXH phải tính lãi đến hết tháng 5/2018 của BHXH TP. Hà Nội là 2.155 tỷ đồng (chiếm 5,5% kế
hoạch thu), giảm 459,5 tỷ đồng, tương ứng với mức giảm 17,5% so với cùng kỳ năm 2017.