TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
85
sinh viên, cho phép quản lý tình trạng của sinh viên
tại một thời điểm nhất định (như đăng ký môn học,
tiến trình học, thanh toán học phí...). Trên cơ sở dữ
liệu của từng sinh viên, các cơ sở giáo dục có thể
thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ cá nhân
hóa nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của từng sinh
viên trong trường. Dữ liệu được lưu giữ trong hệ
thống cũng sẽ hữu ích trong trường hợp sinh viên
sau khi tốt nghiệp vẫn quay trở lại tiếp tục sử dụng
dịch vụ của các trường đại học trong tương lai.
Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp Case Study
để nghiên cứu tình hình ứng dụng marketing kỹ
thuật số tại các trường đại học ở Việt Nam. Để
đảm bảo tính đại diện, tác giả lựa chọn 3 trường
đại học của Việt Nam để nghiên cứu bao gồm: Đại
học Ngoại thương (đại diện cho đại học công lập),
Đại học Thăng Long (đại diện cho đại học tư thục)
và Đại học RMIT (đại diện cho đại học quốc tế tại
Việt Nam). Việc nghiên cứu 3 trường đại học này
nhằm mục đích xem xét việc ứng dụng các công cụ
marketing kỹ thuật số có khác nhau hay không tại
các trường đại học thuộc ba loại hình trên. Từ đó,
tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường
ứng dụng marketing kỹ thuật số tại các trường đại
học, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các
trường đại học tại Việt Nam trong bối cảnh Cách
mạng công nghiệp 4.0 đang ngày càng ảnh hưởng
sâu rộng đến Việt Nam.
Ứng dụng marketing kỹ thuật số
tại một số trường đại học của Việt Nam
Việc ứng dụng các công cụ marketing kỹ thuật
số hiện đang được nhiều trường đại học ở Việt Nam
quan tâm sử dụng ngày một rộng rãi hơn nhằm
thu hút người học, đồng thời thỏa mãn nhu cầu
của khách hàng - các sinh viên đang theo học tại
trường. Phần lớn các trường đại học tại Việt Nam
đều có website nhằm cung cấp thông tin tới sinh
BẢNG 1: ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ MARKETING KỸ THUẬT SỐ TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM
Công cụ digital
marketing
Hình thức
thể hiện
Đại h c Thăng Long
Đại h c Ngoại thương
Đại h c RMIT Việt Nam
Số lượng sinh viên
8.355
14.485
6.090
Website marketing
Website
Có
Có
Có
Học trực tuyến
( E - l e a r n i n g ) ,
phòng học ảo
Ứng dụng phòng học ảo:
Trung tâm thực hành tài
chính và Phòng thực hành
Core Banking
Có ứng dụng thí điểm
website học trực tuyến
Ứng dụng Learning Lab Việt
Nam, xây dựng các Phòng Thực
hành thực tế ảo
SEO
Từ khóa
TLedu, thanglong
FTU
RMIT
Lượng truy cập
và đánh giá trên
facebook và
trên website
4,8/5 sao, 696 người đánh
giá trang facebook, hơn
55.000 người theo dõi; số
lượt truy cập vào website:
hơn 24,7 triệu lượt
5 sao, 40 người đánh
giá, trang facebook hơn
8.800 người theo dõi;
chưa thể hiện công cụ
theo dõi lượt truy cập
trên website
4,6/5 sao, 554 người đánh giá
trang facebook, hơn 151.000
người theo dõi trang facebook;
chưa thể hiện công cụ theo dõi
lượt truy cập trên website
Social media
Kết nối trực
tuyến với khách
hàng
Thiết lập cửa sổ chat ngay
trên trang chủ, facebook,
google+, twitter
Thiết lập kênh kết nối
thông tin qua facebook,
wikipedia, youtube
Có nút feedback, cửa sổ chat
messenger ngay trên trang chủ.
Thiết lập kênh kết nối thông
tin qua facebook, instagram,
youtube, twitter, google +
Chia sẻ tài
nguyên
Chia sẻ nội bộ
Chia sẻ public bộ ebook
năm 2016 về một số lĩnh
vực chuyên ngành
Chia sẻ nội bộ
Nhóm học tập
trên các trang
mạng xã hội
Có
Có
Thực hiện các dự án COIL - dự
án lớp học “xuyên lục địa” thông
qua ứng dụng Skype và mạng xã
hội
CRM
Hệ thống quản
lý sinh viên
Quản lý lịch trình giảng dạy,
phần mềm Quản lý văn bản
hành chính, Quản lý đào tạo
Quản lý lịch trình giảng
dạy, Quản lý khoa học
Quản lý bằng các hệ thống
Student Timetabling, hệ thống
hỗ trợ trực tuyến RMIT Connect,
hỗ trợ hướng nghiệp
Rank (Xếp hạng
năm 2017)
78
38
37
Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên thông tin tại website và các báo cáo tự đánh giá của 3 trường Đại học Thăng Long, Đại học Ngoại thương và Đại học RMIT