TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 106

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2018
107
điểm có tác động đến nhiều ngành, lĩnh vực khác
trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Có
thể kể đến một số DN KHCN hoạt động hiệu quả
với nhiều sản phẩm KHCN nổi bật, doanh thu từ
hoạt động KHCN mang lại ngày càng cao, điển
hình như: Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung
ương đã được Forbes Asia lựa chọn là 1 trong 200
công ty có doanh thu dưới 1 tỷ USD tốt nhất châu
Á năm 2014; Công ty cổ phần Đầu tư phát triển
ngô Việt Nam chiếm 8 -15% thị phần giống ngô
trong nước; Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh
đã sản xuất máy biến áp 220 kV và 500 kV đạt tiêu
chuẩn IEC 60076, đáp ứng được nhu cầu của thị
trường máy biến áp nguồn và máy biến áp truyền
tải trong nước và tiến tới xuất khẩu...; Từ năm
2015 đến nay, đã có 5 DN KHCN có sản phẩm
hàng hóa từ bằng độc quyền sáng chế, giải pháp
hữu ích đã được bảo hộ.
Đối với hoạt động đẩy mạnh việc thành lập Quỹ
Phát triển KHCN: Tính đến hết tháng 3/2017, Hà
Nội có 54 DN/tập đoàn đã thành lập Quỹ Phát triển
KHCN. Trong đó, đa số là DN có vốn nhà nước, DN
ngoài nhà nước chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Có thể kể
đến như: Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) và
một số công ty thuộc Tập đoàn, Tập đoàn Hóa chất
Việt Nam, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam,
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông Việt Nam, các công ty thuộc Tập đoàn
FPT, Tổng công ty Thăm dò và khai thác dầu khí.
TP. Hà Nội cũng đã hỗ trợ nhiều DN thực hiện các
đề tài, dự án, điển hình như Công ty TNHHMTV Đầu
tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội với dự án sản
xuất thử nghiệm: “Hoàn thiện quy trình nhân giống
và chăm sóc nuôi dưỡng gà mía trên địa bàn Hà Nội”
đã hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi gà mía sinh sản
(quy mô 2.000 con) và thương phẩm (quy mô 2.000
con), đặc biệt việc áp dụng quy trình chọn giống để
chọn lọc đàn hạt nhân đã tạo ra được số lượng lớn con
giống có chất lượng tốt, ổn định, cung cấp cho người
nuôi ở địa phương và các tỉnh lân cận.
Các hoạt động khuyến khích ứng dụng,
đổi mới công nghệ, ươm tạo DN KHCN
Từ năm 2014 đến nay, Sở KHCN Hà Nội đã hỗ
trợ nhiều DN thực hiện các đề tài nghiên cứu và dự
án sản xuất thử nghiệm có giá trị áp dụng trong thực
tiễn cao; hỗ trợ các DN phát triển ý tưởng, hoàn thiện
công nghệ, phát triển sản phẩm mới làm cơ sở thành
lập DN KHCN; Tổ chức các hội nghị 3 nhà, hội nghị
kết nối cung - cầu thường niên để tạo cơ hội tìm hiểu
nhu cầu, kết nối cung - cầu giữa các nhà khoa học và
các DN, giới thiệu các DN KHCN tham gia các giải
thưởng có uy tín (Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt,
VIFOTEC, Môi trường Việt Nam, Giải thưởng chất
lượng quốc gia...). Trong số các DN KHCN được Sở
cấp Giấy chứng nhận có 2 DN đoạt Giải thưởng Sao
Vàng Đất Việt (Công ty cổ phần Giống cây trồng
Trung ương với các sản phẩm giống lúa chất lượng
cao; Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Đông Anh
với sản phẩm máy biến áp 500 kV) và 2 DN đoạt
Giải thưởng Môi trường Việt Nam và Giải VIFOTEC
(Công ty cổ phần Dịch vụ môi trường Thăng Long và
Công ty TNHH MTV Đức Minh).
Những tồn tại, hạn chế
Mặc dù đạt được nhiều kết quả quan trọng
nhưng việc phát triển thị trường KHCN ở TP. Hà
Nội vẫn chưa đáp ứng được sự kỳ vọng cũng như
chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của Thành
phố. Điều này thể hiện qua một số mặt tồn tại sau:
Thứ nhất
, quan hệ cung - cầu trong thị trường
KHCN của Thành phố chịu ảnh hưởng nhiều của
thông tin bất cân xứng. Những nhà cung cấp hàng
hóa, công nghệ (bao gồm các viện nghiên cứu,
trường đại học, DN, cá nhân...) có ít kinh nghiệm
trong việc chào bán các hàng hóa KHCN, có ít thông
tin về nhu cầu của xã hội. Trong khi đó, bên cầu lại
có ít thông tin về nguồn cung cấp hàng hóa KHCN.
Tình trạng này cũng được cho là một trong những
nguyên nhân khiến các đề tài và kết quả nghiên cứu
KHCN của Thành phố chưa có đầu ra triệt để.
Thứ hai,
DN KHCN của Thành phố còn ít quan
tâm tới hoạt động đổi mới sáng tạo, đầu tư cho
đổi mới còn thấp. Theo Sở KHCN TP. Hà Nội, có
khoảng 30% DN chưa nhận thức được đầy đủ tầm
quan trọng của việc đổi mới công nghệ trong DN.
Cùng với đó là việc DN chưa có chiến lược phát
triển, hoặc chưa định hướng được phương thức,
hướng đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị...
Thứ ba
, mối liên kết giữa hoạt động nghiên cứu,
nhà khoa học với thị trường và DN còn yếu. Vai trò
của các tổ chức trung gian, nơi kết nối cung cầu, tư
vấn chuyển giao công nghệ còn mờ nhạt. Nguồn
nhân lực và thực hiện quản lý nhà nước như các
quản trị viên, thẩm định viên về định giá và phát
triển thị trường KHCN còn nhiều hạn chế cả về số
lượng và chất lượng.
Tính đến hết tháng 3/2017, Hà Nội có 54 doanh
nghiệp/tập đoàn đã thành lập Quỹ Phát triển
khoa học công nghệ. Trong đó, đa số là doanh
nghiệp có vốn nhà nước, doanh nghiệp ngoài
nhà nước chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
1...,96,97,98,99,100,101,102,103,104,105 107,108,109,110,111,112,113,114,115,116,...123
Powered by FlippingBook