TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 107

108
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Thứ tư,
vai trò của các tổ chức trung gian, đặc
biệt là các tổ chức có chức năng xúc tiến, định giá
công nghệ chưa thể hiện được chức năng kết nối
cung cầu, tư vấn chuyển giao công nghệ còn mờ
nhạt. Nhu cầu về công nghệ của các DN chưa được
thể hiện rõ nét. Hệ thống tổ chức trung gian (môi
giới, tư vấn, giám định, đánh giá, kiểm tra, kiểm
định…) còn yếu và chưa khẳng định được vai trò
kết nối. Các sàn giao dịch công nghệ và thiết bị chưa
thể hiện vai trò đầu tàu trong hệ thống các tổ chức
trung gian. Hệ thống quản lý, lưu giữ thông tin về
kết quả KHCN hiện nay còn rất yếu, chưa có một
“ngân hàng” lưu trữ đầy đủ các sản phẩm KHCN,
dẫn đến có nhiều đề tài, dự án đã được nghiên cứu
nhưng DN hay người có nhu cầu sử dụng kết quả
KHCN lại không biết thông tin để tìm đến người
“cung cấp” sản phẩm KHCN.
Thứ năm,
các hoạt động khởi nghiệp và hỗ trợ
khởi nghiệp vẫn còn đang ở tình trạng tự phát, thiếu
sự liên kết và chưa thật sự đủ mạnh để phát triển
các DN khởi nghiệp mô phỏng theo các DN công
nghệ trên thế giới.
Giải pháp đẩy mạnh
phát triển thị trường khoa hoc công nghê
Để đẩy mạnh phát triển thị trường KHCN ở TP.
Hà Nội trong thời gian tới cần tập trung triển khai
các giải pháp sau:
Một là,
hỗ trợDNđổi mới và nâng cao trình độ công
nghệ, thúc đẩy, kích cầu thị trường KHCN. Xây dựng
lộ trình đổi mới công nghệ đối với các lĩnh vực sản
xuất, các sản phẩm trọng điểm, sản phẩm chủ lực của
Thành phố. Hỗ trợ các DN xây dựng và thực hiện lộ
trình đổi mới công nghệ theo nguyên tắc: Lộ trình đổi
mới công nghệ là công cụ liên kết giữa sản phẩm, công
nghệ và thị trường. Tổ chức đào tạo về quản lý công
nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới
cho các kỹ sư, kỹ thuật viên. Bồi dưỡng, cập nhật kiến
thức về đổi mới công nghệ cho cán bộ quản lý DN. Hỗ
trợ, khuyến khích các DN tham gia chương trình đổi
mới công nghệ; chương trình nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm trọng điểm, chủ lực; chương trình
phát triển tài sản trí tuệ của Thành phố.
Hai là,
hỗ trợ phát triển hàng hóa, thương mại hóa
sản phẩm KHCN, phát triển tài sản trí tuệ. Hỗ trợ,
khuyến khích hoạt động nghiên cứu chuyển hóa,
làm thích nghi công nghệ hiện đại nhập của nước
ngoài để chuyển giao cho các DN của Thành phố.
Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thị trường; tìm kiếm,
mua công nghệ nguồn, công nghệ cao trong một số
ngành, lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm. Tạo điều kiện
cho các viện nghiên cứu, tổ chức KHCN, trường đại
học trên địa bàn TP. Hà Nội, giới thiệu sản phẩm
KHCN, công nghệ mới...
Ba là,
đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, tư vấn,
môi giới chuyển giao công nghệ. Triển khai các cơ
chế, chính sách, quy định của Nhà nước, thể chế hoá
các giao dịch trong thị trường KHCN. Tiếp tục triển
khai cơ chế, chính sách hỗ trợ các DN trong việc xúc
tiến, đẩy mạnh các chương trình hợp tác, hoạt động
đối ngoại hướng tới mở rộng thị trường, hỗ trợ một
phần kinh phí để các DN tham gia hội chợ, triển lãm
về KHCN trong nước và quốc tế. Tăng cường tổ chức,
tham gia các chợ công nghệ thiết bị trong và ngoài
Thành phố. Phát triển các hoạt động chợ, hội chợ, xúc
tiến mua bán công nghệ, sản phẩm KHCN. Tập trung
tăng cường cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực, tìm kiếm
đối tác, nâng cao hiệu quả hoạt động của Sàn Giao
dịch công nghệ và thiết bị; kết nối với các sàn giao dịch
công nghệ trong nước, khu vực và thế giới. Phát triển
và quản lý các tổ chức trung gian tư vấn, môi giới.
Bốn là,
đẩymạnh các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo trong các DN. Các cá nhân, nhóm
cá nhân, DN có hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo là những người có ý tưởng công nghệ mới, có
mô hình kinh doanh sáng tạo và chấp nhận rủi ro
để đưa những sản phẩm, dịch vụ ra thị trường. Cần
xây dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư mạo
hiểm, hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp, đảm bảo
cho các nhà đầu tư mạo hiểm có môi trường kinh
doanh an toàn và hợp pháp, có quy định khuyến
khích thành lập các công ty đầu tư, quỹ đầu tư mạo
hiểm cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, có chính
sách miễn, giảm thuế đối với hoạt động đầu tư cho
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Năm là,
tăng cường thu hút các lực lượng tham
gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Khuyến khích các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị
xã tham gia đặt hàng và trực tiếp triển khai thực
hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và giải
quyết các vấn đề bức xúc, nóng bỏng thuộc ngành,
lĩnh vực và địa bàn mình quản lý.
Tài liệu tham khảo:
1. Trần Việt Lâm (2005), Phát triển thị trường KHCN: Những vấn đề từ phía DN,
Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 102, trang 46 – 51;
2. Phạm Văn Dũng (2010), Phát triển thị trường KHCN ở Việt Nam, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội;
3. Trần Văn Hải (2011), Thương mại hóa kết quả nghiên cứu – Tiếp cận từ
quyền sở hữu trí tuệ, Tạp chí Hoạt động khoa học, số 4/2011, trang 24 – 27;
4. Hồ Ngọc Luật (2011), KHCN với phát triển kinh tế - xã hội nhìn góc độ khoa
học tính toán, Tạp chí Hoạt động khoa học, số 3/2011, trang 11 – 14;
5. Lê Trần Lâm (2014), Phát triển thị trường KHCN ở Hà Nội: Cần gắn kết 3 bên,
báo Hà Nội Mới, số ra ngày 27/6/2014.
1...,97,98,99,100,101,102,103,104,105,106 108,109,110,111,112,113,114,115,116,117,...123
Powered by FlippingBook