TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 12

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
11
dự án. Quy mô vốn chủ sở hữu của NĐT trong các
dự án giao thông đang vận hành khai thác chỉ chiếm
trung bình 12,9% tổng mức đầu tư của dự án; trong
các dự án giao thông đang triển khai xây dựng chỉ
chiếm trung bình 12% tổng mức đầu tư của dự án.
Điển hình có thể kể đến: Phân kỳ đầu tư giai đoạn
1 - xây dựng công trình Đường Hồ Chí Minh đoạn
La Sơn - Túy Loan, thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế và
TP. Đà Nẵng theo hợp đồng Xây dựng - Chuyển
Giao (BT) (tương đương 8,2% tổng vốn đầu tư của
dự án); Dự án đầu tư xây dựng mở rộng Quốc lộ 51
(tương đương 7,7% tổng vốn đầu tư của dự án); Dự
án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và
cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa
Bình theo hình thức BOT (tương đương 8,0% tổng
vốn đầu tư của dự án)...
Ba là,
nhiều dự án PPP chậm triển khai, chất
lượng chưa đáp ứng được yêu cầu, việc quản lý chất
lượng công trình bị buông lỏng. Trong khi quy mô
của các dự án PPP thường lớn, tổng mức đầu tư cao,
có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, nên
nhiều dự án chậm triển khai hoặc chất lượng chưa
đáp ứng được yêu cầu đề ra gây ảnh hưởng tiêu cực
đến phát triển kinh tế - xã hội, lãng phí nguồn vốn
đầu tư của toàn xã hội.
Bốn là,
kênh huy động vốn thực hiện dự án PPP
thiếu tính đa dạng, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro bền vững
về ngân sách. Sự thiếu đa dạng trong các dự án PPP
thể hiện ở 2 yếu tố: Nguồn gốc của vốn và loại hình
hợp đồng thực hiện PPP (BOT hay BOO...). Sự thiếu
đa dạng tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực như
điện, giao thông...
Những rào cản trong thu hút, quản lý đầu tư PPP
Về chính sách thu hút PPP
- Hệ thống pháp luật liên quan đến PPP còn
chồng chéo, chưa rõ ràng: Hiện nay, PPP chịu điều
chỉnh bởi 13 luật, 63 nghị định và hàng trăm văn bản
hướng dẫn khác. Điều này dẫn đến sự chồng chéo,
chưa rõ ràng và khó khăn cho các doanh nghiệp áp
dụng. Dưới góc nhìn của NĐT tư nhân, sự thay đổi
liên tục các quy định của Nhà nước, việc giải phóng
mặt bằng khó khăn và cơ chế chia sẻ rủi ro chưa phù
hợp là những rào cản thu hút NĐT tham gia vào các
dự án PPP.
- Sự tham gia của các NĐT nước ngoài vào các
dự án PPP còn hạn chế: Thời gian qua, nhiều NĐT
nước ngoài mong muốn đầu tư vào các dự án kết
cấu hạ tầng theo hình thức PPP tại Việt Nam, tuy
nhiên trên thực tế thì sự tham gia của các NĐT nước
ngoài vào các dự án PPP còn rất hạn chế. Nguyên
nhân chính là nguy cơ gặp phải rủi ro ngoài tầm
kiểm soát, trong khi quy định pháp luật hiện hành
về PPP thiếu những cơ chế bảo lãnh cần thiết.
- Vấn đề NĐT đã lập, duyệt không đúng khối
lượng, định mức, đơn giá trong dự toán công trình:
Việc này dẫn đến những hệ lụy như: Không ít công
trình PPP sau khi xây dựng và đưa vào vận hành
với chất lượng kém, dẫn tới việc người dân không
được hưởng lợi từ công trình, trong khi NĐT thì
không thể thu phí sử dụng đủ để bù đắp số tiền đã
bỏ ra để đầu tư xây dựng, vận hành và bảo dưỡng.
Cuối cùng Nhà nước phải bù đắp số tiền thiếu hụt
cho NĐT tư nhân bằng cách cho phép nâng mức phí
sử dụng hoặc kéo dài thời gian thu phí.
- Quy định dự án PPP có sử dụng vốn đầu tư
công nhà nước, phải lập hội đồng phê duyệt gây
chậm tiến độ dự án: Nhiều dự án PPP chỉ sử dụng
1% vốn nhà nước và vẫn chịu các quy định trình
tự thủ tục dự án nhóm A - phải báo cáo chủ trương
lên Thủ tướng Chính phủ quyết định. Điều này
làm phát sinh thêm thủ tục và chậm tiến độ dự
án, trong khi đó bản thân các dự án này đều do
tư nhân đứng ra chủ động làm. Quy định “quyết
toán” công trình dự án PPP sau khi hoàn thành giai
đoạn xây dựng hiện vẫn được áp dụng như các
dự án đầu tư công. Điều này không đảm bảo khoa
học vì bản chất PPP là Nhà nước lựa chọn NĐT để
đầu tư xây dựng vận hành dự án theo tiêu chuẩn
Nhà nước đặt ra trong suốt vòng đời dự án với tất
cả các chi phí do NĐT chịu. Kinh nghiệm tại Hàn
Quốc cho thấy, giá công trình là trọn gói và không
quyết toán chi phí xây dựng, Nhà nước kiểm soát
qua bộ chỉ số yêu cầu về chất lượng công trình/
dịch vụ được quy định tại hợp đồng dự án. Đồng
thời, Luật PPP tại các nước khác hầu hết không có
quy định “quyết toán”, chỉ quy định về nghiệm
thu công trình.
- Thiếu một cơ chế lựa chọn NĐT trong dự án
PPP và về việc NĐT PPP lựa chọn nhà thầu cũng là
HÌNH 2: CƠ CẤU VẬN TẢI HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM
Nguồn: Tính toán từ số liệu Tổng cục Thống kê
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16,17,18,19,20,21,22,...125
Powered by FlippingBook