TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 54

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
53
với các khoản vốn ưu đãi đầu tư sẽ tự sắp xếp lại,
chủ động chuyển hướng kinh doanh, chuyển giao
công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh, tạo tư duy
làm ăn mới và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
CPTPP sẽ giảm thuế nhập khẩu tại 11 quốc gia có
tổng GDP hơn 10.000 tỷ USD, chiếm trên 13% toàn
cầu. Theo đó, 100% dòng thuế đối với tất cả hàng
hóa sẽ về 0% theo lộ trình 7 năm, nhưng với Việt
Nam được kéo dài từ 7-10 năm. Với lộ trình rõ ràng
như vậy, CPTPP sẽ không tác động cam kết thuế
trong các FTA, thì rất nhiều dòng thuế cắt giảm thuế
về 0% như ASEAN tới 98%, hay một số cam kết khác
cũng có mức cắt giảm trung bình từ 90-95% và tất cả
cũng đã thực hiện gần đến giai đoạn cuối.
Dự kiến, Hiệp định CPTPP sẽ mang lại lợi ích cho
các quốc gia để từ đó có thể cải cách nhiều lĩnh vực
và nâng cao vị thế kinh tế, chính trị. Cụ thể: Về chính
trị - đối ngoại, CPTPP có khả năng đem lại các lợi ích
và lợi thế thiết thực, từ đó thúc đẩy xu hướng hợp tác
trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương; Về kinh tế,
việc tham gia CPTPP xét trên tổng thể là có lợi cho
Việt Nam. Hiệp định này sẽ góp phần thúc đẩy xuất
khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn như Nhật Bản,
Australia, Canada, Mexico cũng như thu hút đầu tư
nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam
đang có nhu cầu phát triển. Phần quan trọng khác
chính là việc giúp cải cách các tổ chức, tạo môi trường
đầu tư, kinh doanh thông thoáng và minh bạch.
Theo ước tính của Trung tâm Thông tin và Dự báo
kinh tế xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch - Đầu tư), với
TPP, GDP có thể tăng thêm 6,7% và góp thêm 15 - 17%
tăng trưởng về xuất khẩu và 10,5% về nhập khẩu. Còn
CPTPP, GDP tăng thêm chỉ 1,32%, tăng trưởng xuất
khẩu thêm 4% và nhập khẩu tăng 3,8%. Như vậy, tăng
trưởng từ CPTPP đem lại thấp hơn so với TPP nhưng
những con số này không làm mất đi những giá trị cốt
lõi của CPTPP; Về hội nhập quốc tế, CPTPP sẽ đưa
nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu hơn vào hệ thống
thương mại thế giới, giúp Việt Nam phát triển thương
mại với các nước như Canada, Mexico hay Peru - các
nước chưa ký FTA với Việt Nam.
Mặt khác, số thành viên của Hiệp định này có
khả năng không chỉ dừng lại ở con số 11 mà sẽ mở
ra một thị trường rộng lớn hơn. Tính mở của CPTPP
còn là một lợi thế, khi có thành viên khác tham gia
thì lợi ích với Việt Nam cũng sẽ tăng lên. Là nước
tham gia từ đầu, Việt Nam sẽ có lợi thế hơn trong
việc bảo vệ các lợi ích của mình.
Có thể nói, CPTPP là hiệp định mang tính toàn
diện, bao trùm các nguyên tắc về thương mại, đầu
tư, sở hữu trí tuệ và nhiều chủ đề khác. Hiệp định
mới này sẽ tạo áp lực lên cải cách môi trường đầu
tư, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Việt Nam theo hướng tiến bộ hơn.
Thêm nhiều sức ép đổi mới
Bên cạnh những cơ hội, tham gia vào CPTPP Việt
Nam cũng phải đối mặt với nhiều sức ép phải tiếp
tục thay đổi, cải cách để tận dụng tốt cơ hội, vượt
qua thách thức.
Không thể phủ nhận CPTPP sẽ mang lại lợi ích
rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và
các DN Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, để tận dụng
được cơ hội từ CPTPP, các DN Việt Nam cần chủ
động tìm hiểu về Hiệp định này để nắm vững cam
kết của Việt Nam và các thị trường đối tác quan tâm,
nhất là các thông tin về ưu đãi thuế quan đối với
những mặt hàng mà Việt Nam đang có thế mạnh
hoặc có nhiều tiềm năng xuất khẩu. DN cần có cái
nhìn bao quát về Hiệp định, không chỉ tìm hiểu
thông tin về lĩnh vực trực tiếp liên quan đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình.
Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực từ
năm 2019 và đặt ra không ít khó khăn, thách
thức đối với DN. Thực tiễn hội nhập cho thấy,
khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO), hay khi ký Hiệp định Thương mại
Việt - Mỹ (BTA) đã cho thấy, nếu tận dụng tốt
cơ hội khai thác thị trường, thực thi cam kết hội
nhập gắn với nền kinh tế một cách chủ động thì
sẽ hạn chế được những tác động tiêu cực. Ngược
lại nếu không chủ động mà thụ động, thậm chí lơ
là, không quan tâm đến thực thi cam kết trong hội
nhập thì tất yếu sẽ phải trả giá.
Khi tham gia Hiệp định CPTPP, đối với Việt
Nam, ngành dịch vụ, viễn thông, bưu chính, thương
mại điện tử, dệt may, da giày… dự báo sẽ tiếp tục có
tăng trưởng đột biến. Ngược lại, trong lĩnh vực nông
nghiệp như canh tác mía và ngành công nghiệp mía
đường (rất chậm chạp trong đổi mới, tái cơ cấu) sẽ
đối mặt với nhiều thách thức. Nguyên nhân là do
lĩnh vực này được bảo hộ, bảo vệ thông qua hàng
rào thuế quan, đến nay, cả hiệu quả và năng lực
cạnh tranh của ngành mía đường rất thấp so với
Theo ước tính của Trung tâm Thông tin và Dự
báo kinh tế xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch - Đầu
tư), với TPP, GDP có thể tăng thêm 6,7% và
góp thêm 15 - 17% tăng trưởng về xuất khẩu
và 10,5% về nhập khẩu. Với CPTPP, GDP tăng
thêm chỉ 1,32%, tăng trưởng xuất khẩu thêm
4% và nhập khẩu tăng 3,8%.
1...,44,45,46,47,48,49,50,51,52,53 55,56,57,58,59,60,61,62,63,64,...125
Powered by FlippingBook