TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 53

52
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
với các nước mà Việt Nam chưa có thỏa thuận FTA
như Canada, Mexico. Mặt khác, đây cũng là cơ hội
để DN Việt Nam, nhất là các tập đoàn kinh tế lớn tìm
kiếm thị trường đầu tư tại các nước thành viên khác.
CPTPP đã tạo được sự gắn kết trong mối quan hệ
giữa các quốc gia khi nó bảo đảm các lợi ích của tất
cả các bên tham gia không chỉ về mặt thương mại,
bảo toàn các quyền kiểm soát, tính linh hoạt khi đặt
ra các ưu tiên về mặt pháp lý và quản lý mà còn bảo
đảm quyền bảo vệ, phát triển và thực thi các chính
sách văn hóa riêng của từng thành viên.
Cơ hội và thách thức với Việt Nam
Sự tham gia của 11 quốc gia xuyên hai bờ Thái
Bình Dương với mức độ và phạm vi cam kết sâu
rộng dẫn đến môi trường và điều kiện kinh doanh
toàn cầu nói chung và các quốc quốc gia trong khối
CPTPP nói riêng có nhiều thay đổi. Điều này vừa
tạo ra cơ hội mới nhưng cũng đặt ra nhiều thách
thức cho Việt Nam.
Cơ hội tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu
Một trong những cam kết CPTPP là việc cắt giảm
thuế quan đối với hàng hóa. Theo đó, các nước tham
gia CPTPP đồng ý xóa bỏ cho nhau gần như toàn
bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình (sẽ có lộ trình đưa
thuế xuất nhập khẩu về 0%), tự do hóa dịch vụ và
đầu tư. Mặc dù, Hoa Kỳ không tham gia, song với
CPTPP, lợi ích của Việt Nam vẫn được đảm bảo. Cụ
thể, ngoài việc mở rộng thị trường xuất khẩu đối với
hàng hóa, CPTPP đã tận dụng được chính sách mở
cửa từ các thị trường do các Hiệp định thương mại
tự do (FTA) trước đây mang lại và khả năng mở rộng
đầu tư sản xuất sau một thời gian dài thực hiện chính
sách xuất khẩu thành công. CPTPP cũng sẽ mở cơ hội
cho DN Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Cũng như các quốc gia khác, khi đã tham gia
CPTPP, Việt Nam không chỉ cam kết mở cửa thị
trường, gỡ bỏ hàng rào thuế quan, tiếp tục tự do hóa
và thuận lợi hóa thương mại, mà còn tiếp tục công
khai và minh bạch quy trình quản lý nhà nước về phát
triển thị trường. Theo đánh giá của các chuyên gia, các
lĩnh vực, ngành hàng được hưởng lợi nhiều nhất và
trực tiếp nhất từ CPTPP là dệt may, da giày, chế biến
thực phẩm, đồ uống, bánh kẹo, thuốc lá, rượu bia.
Bên cạnh đó, việc cắt giảm thuế nhập khẩu đối với
các mặt hàng làm nguyên vật liệu đầu vào cho sản
xuất sẽ giúp chi phí sản xuất của DN trong nước, từ
đó nâng cao sức cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu. Đó
là chưa kể tới, khi các cơ hội xuất khẩu tăng sẽ thúc
đẩy sản xuất trong nước, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa,
tăng đầu tư và việc làm. Đối với DN được tiếp cận
Một trong những điều khoản trọng tâm hướng đến
của CPTPP là tăng cường hỗ trợ tầng lớp trung lưu
bằng cách thu hút các khoản đầu tư để tạo việc làm
mới và mở rộng cơ hội xuất khẩu cho DN Canada tới
những thị trường quy mô lớn đang phát triển nhanh.
Về cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Chính phủ và
Nhà đầu tư (ISDS), CPTPP vẫn bảo lưu ISDS nhưng
giảm bớt phạm vi cho phép nhà đầu tư nước ngoài
sử dụng cơ chế này để kiện Chính phủ nước thành
viên sở tại. Theo đó, trong khuôn khổ CPTPP, các
công ty tư nhân có hợp đồng đầu tư với Chính phủ sẽ
không được phép sử dụng cơ chế ISDS để kiện Chính
phủ nước sở tại nếu đó là tranh chấp về hợp đồng
nhưng có thể sử dụng ISDS để khởi kiện Chính phủ
của một nước thành viên khác. ISDS chỉ liên quan
đến tranh chấp về các điều khoản đầu tư của CPTPP.
Công ty không có quyền quyết định lập ban trọng tài
của ISDS. CPTPP có điều khoản quy định ban trọng
tài có ba thành viên, một do Chính phủ cử ra, một
do nguyên đơn lựa chọn và một trọng tài chủ tọa do
Chính phủ và nguyên đơn cùng lựa chọn.
Khi đàm phán TPP mà Mỹ là nước chủ chốt,
nhiều nước trong đó có Việt Nam phải nhượng bộ
một số quy định liên quan đến sở hữu trí tuệ, lao
động, công đoàn, do đó việc “đóng băng” 20 điều
khoản nhìn chung có lợi cho Việt Nam. Hơn nữa,
trong số các nghĩa vụ được tạm hoãn, các nước đồng
ý để Việt Nam miễn thực thi một số cam kết quan
trọng liên quan đến sở hữu trí tuệ, đầu tư, mua sắm
của Chính phủ, dịch vụ tài chính, viễn thông...
CPTPP quy định khá toàn diện những nội dung
có liên quan đến đầu tư qua biên giới, trong đó có
nguyên tắc tối huệ quốc, đối xử quốc gia, quyền của
nhà đầu tư, của nước tiếp nhận đầu tư, giải quyết
tranh chấp...
CPTTP tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư qua biên
giới, do vậy khi Hiệp định có hiệu lực thì Việt Nam
có điều kiện tốt hơn để thu hút FDI từ các nước thành
viên khác vì thương mại gắn liền với đầu tư, nhất là
HÌNH 1. KIM NGẠCH THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM
VÀ CÁC THÀNH VIÊN CPTPP NĂM 2017
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1...,43,44,45,46,47,48,49,50,51,52 54,55,56,57,58,59,60,61,62,63,...125
Powered by FlippingBook