TCTC (2018) ky 2 thang 3 (e-paper) - page 17

18
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
tử trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm
đảm bảo người nộp thuế nắm rõ được chính sách
thuế để tự thực hiện kê khai, nộp thuế; Rà soát, đôn
đốc người nộp thuế có hoạt động kinh doanh thương
mại điện tử phải kê khai, nộp thuế theo quy định
phù hợp với phân cấp quản lý người nộp thuê tại
địa phương. Tổng cục Thuế cũng yêu cầu việc đẩy
mạnh thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật
đối với các DN có hoạt động kinh doanh thương mại
điện tử nhằm đưa công tác quản lý thuế đối với hoạt
động thương mại điện tử vào nề nếp…
Trước tình hình phát triển nhanh chóng của thương
mại điện tử trong xu thế kinh tế số, tháng 11/2017, Bộ
Tài chính đã công bố Dự thảo Tờ trình Chính phủ Đề
nghị xây dựng Luật Quản lý thuế (sửa đổi). Theo Bộ
Tài chính, Luật Quản lý thuế hiện hành, mặc dù đã
được sửa đổi bổ sung ba lần, tạo tiền đề áp dụng quản
lý thuế điện tử, song chưa đảm bảo được cơ sở pháp
lý cho việc chuyển hẳn sang áp dụng rộng rãi. Do đó,
cần sửa đổi Luật Quản lý thuế hướng tới mục tiêu tạo
khung pháp lý để áp dụng phổ biến quản lý thuế điện
tử. Điểm thay đổi căn bản của Luật sửa đổi là bổ sung
1 chương về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế,
bao gồm quy định cơ quan thuế phải xây dựng được
“Trung tâm xử lý dữ liệu trong giao dịch điện tử” với
vai trò tiếp nhận, kiểm soát hồ sơ thuế (đăng ký thuế,
khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế…) và
kiểm tra tự động, trả thông báo tự động cho người
nộp thuế. Việc Bộ Tài chính công bố dự thảo Tờ trình
đề nghị xây dựng Luật Quản lý thuế (sửa đổi) dự kiến
trình Quốc hội tháng 5 tới và bắt đầu có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/01/2020 hoặc từ ngày 01/7/2020 được
coi là bước khởi đầu quan trọng trong quản lý thuế đối
với thương mại điện tử.
Một số rào cản cần tháo gỡ
Là một loại hình kinh doanh mới phát triển, việc
quản lý thuế đối với hoạt động thươngmại điện tử hiện
nay của cơ quan thuế đang đối mặt với không ít rào cản:
những năm gần đây, đặc biệt trong kỷ nguyên công
nghệ số. Tại Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt
Nam năm 2018 được công bố mới đây, Hiệp hội
Thương mại Điện tử Việt Nam nhận định từ năm
2018 thương mại điện tử Việt Nam chuyển sang giai
đoạn thứ ba với tốc độ phát triển nhanh và ổn định.
Trong giai đoạn này, giao dịch trực tuyến sẽ tăng
cao cả số lượng giao dịch cũng như giá trị giao dịch.
Nếu như ở các giai đoạn trước, việc thu thuế đối với
thương mại điện tử ít có ý nghĩa thực tế, thì từ nay
việc quản lý thuế đối với lĩnh vực kinh doanh này
vừa có tác động lớn tới sự phát triển, vừa mang lại
nguồn thu ngân sách nhà nước.
Thời gian qua, một số địa phương đã tiến hành
thanh tranhiềuDN, cánhânvàcác loại hìnhkinhdoanh
thương mại điện tử xuyên biên giới như: Facebook,
Google, Uber… Tuy nhiên, việc phát hiện các hành vi
gian lận về thuế của cá nhân, DN kinh doanh thương
mại điện tử là bài toán khó với các ngành chức năng.
Mới đây, sự kiện một cá nhân kinh doanh mỹ phẩm
trên mạng xã hội Facebook bị Cục Thuế TP. Hồ Chí
Minh phát hiện có hành vi “gian lận” kê khai thuế và
truy thu, xử phạt số tiền lên đến 9,1 tỷ đồng phần nào
cho thấy “lỗ hổng” lớn cần phải lấp đầy.
Trước phản ánh của một số cơ quan, đơn vị về
việc tổ chức, cá nhân có hoạt động mua, bán, quảng
cáo hàng hóa, dịch vụ qua các website, mạng xã hội
như Facebook, Zalo, Instagram... ngày 16/06/2017,
Tổng cục Thuế cũng đã có Công văn số 2623/TCT-
CS về việc tăng cường quản lý thuế đối với hoạt
động kinh doanh thương mại điện tử gửi Cục thuế
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo đó,
để triển khai việc thu thuế đối với hoạt động kinh
doanh thương mại điện tử đạt hiệu quả, tăng cường
công tác quản lý, chống thất thu ngân sách nhà nước,
Tổng cục Thuế yêu cầu Cục trưởng Cục thuế các tỉnh,
thành phố chỉ đạo, triển khai tuyên truyền, phổ biến
chính sách thuế, kê khai nộp thuế đến tất cả người
nộp thuế có hoạt động kinh doanh thương mại điện
Hình 1: doanh nghiệp kinh doanh trên mạng xã hội
Nguồn: Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018
Hình 2: Tỷ lệ DN ứng dụng bán hàng
trên thiết bị di động qua các năm
Nguồn: Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018
1...,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16 18,19,20,21,22,23,24,25,26,27,...121
Powered by FlippingBook