TCTC (2018) ky 2 thang 3 (e-paper) - page 7

8
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
toàn bộ chi phí hoạt động. Các đơn vị này được giao
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong cung cấp dịch
vụ công, được hạch toán kinh tế đầy đủ chi phí cần
thiết; Quyết định thu giá dịch vụ trên cơ sở khung giá
tính đủ các chi phí cần thiết, do cấp có thẩm quyền
ban hành; Được Nhà nước giao vốn và bảo toàn, phát
triển nguồn vốn; Có quyền quyết định việc sử dụng
tiền vốn, tài sản gắn với nhiệm vụ được giao theo quy
định; Được huy động vốn, góp vốn liên doanh, liên
kết với các thành phần kinh tế khác, để mở rộng việc
cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, tự quyết định biên
chế và trả lương, trên cơ sở thang bảng lương của Nhà
nước và hiệu quả, chất lượng hoạt động.
Cách làm trên sẽ thay đổi cơ bản về phương
thức quản trị nội bộ đối với các cơ sở cung cấp
dịch vụ công. Các đơn vị sẽ phải tiếp cận dần với
các phương thức quản trị hiện đại, tiên tiến của
doanh nghiệp, phải nâng cao chất lượng dịch vụ
để thu hút người sử dụng và tăng nguồn thu cho
đơn vị, phải cạnh tranh bình đẳng về chất lượng
dịch vụ và về mức thu phí. Cơ chế này sẽ tạo ra
môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các đơn vị
công lập, ngoài công lập, theo hướng giảm mức
thu phí, nâng cao chất lượng dịch vụ công, có lợi
cho người sử dụng dịch vụ và cho toàn thể xã hội.
Bên cạnh đó, thực hiện minh bạch hóa các hoạt
động liên doanh, liên kết của các đơn vị sự nghiệp
công lập; Hoàn thiện chính sánh thu hút nguồn vốn
đầu tư từ các thành phần kinh tế, để đầu tư nâng
cấp, mở rộng, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa
dịch vụ công đối với các đơn vị sự nghiệp công lập,
trên nguyên tắc không thay đổi nhiệm vụ cung cấp
dịch vụ công, bảo đảm quyền sở hữu của Nhà nước,
tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng dịch vụ
công cung cấp, xử lý hài hòa quyền lợi của Nhà
nước, người lao động, người dân, nhà quản lý và
nhà đầu tư trong khuôn khổ pháp luật.
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy định
cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
2. Quyết định số 695/2015/QĐ-TTg, ngày 21/5/2015 của Chính phủ ban hành
kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015
của chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
3. Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg ngày 22/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ
về việc chuyển đơn vị sự nghiệp thành công ty cổ phần;
4. Quyết định số 31/2017/QĐ-TTg ngày 17/07/2017 của Thủ tướng Chính phủ
về tiêu chí danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp
công lập thành công ty cổ phần;
5. Đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công theo tinh thần Nghị
quyết Trung ương 6 khóa XII, Nguyễn Trường Giang, Tạp chí Tài chính
kỳ 1 tháng 12/2017.
Nhà nước cần từng bước thực hiện tái cơ cấu đầu
tư ngân sách nhà nước đối với việc cung cấp theo
hướng tăng dần tỷ trọng chi đầu tư xây dựng cơ bản
để tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng,
ưu tiên đầu tư các cơ sở như giáo dục, y tế... tại các
địa bàn kinh tế trọng điểm, khu vực miền núi, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm thu hẹp khoảng
cách về cung cấp và thụ hưởng giữa các khu vực,
vùng, miền trong cả nước. Qua đó, từng bước giảm
dần tỷ trọng chi thường xuyên từ ngân sách nhà
nước cho cung cấp dịch vụ công, đồng thời, có chính
sách huy động đóng góp từ xã hội để bù đắp các chi
phí thường xuyên cho cung cấp dịch vụ công.
Thứ ba,
đổi mới cơ chế quản lý tài chính công đối
với các đơn vị sự nghiệp công lập: Tăng cường phân
cấp và thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng bộ
về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính
trên cơ sở có tính đến đặc điểm từng loại hình đơn
vị, khả năng và nhu cầu thị trường, trình độ quản
lý. Các đơn vị phải chịu trách nhiệm giải trình về
việc thực hiện tự chủ và có cơ chế giám sát, kiểm tra
các đơn vị tự chủ bảo đảm thực hiện đúng nhiệm
vụ được giao.
Đổi mới phương thức giao dự toán kinh phí
đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ công cơ bản,
phục vụ đối tượng chính sách theo hướng Nhà
nước đặt hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ; Có
sự gắn kết tương xứng giữa số lượng, chất lượng
dịch vụ công cung cấp và kinh phí Nhà nước đặt
hàng. Tính đúng, tính đủ các khoản chi phí hợp
lý cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phù hợp với
thị trường và khả năng của ngân sách nhà nước.
Các đơn vị tự chủ sử dụng kinh phí được Nhà
nước đặt hàng nhưng phải đáp ứng tốt yêu cầu về
số lượng, chất lượng dịch vụ công cung cấp. Nhà
nước xây dựng và ban hành cơ chế kiểm định độc
lập về chất lượng dịch vụ công cung cấp trên các
lĩnh vực hoạt động.
Đổi mới cơ chế tài chính công đối với nhóm các
đơn vị sự nghiệp công lập, cung cấp các dịch vụ sự
nghiệp công có khả năng xã hội hóa cao, tự bảo đảm
Theo báo cáo chưa đầy đủ của các bộ, ngành,
địa phương, đến cuối năm 2016, tổng nguồn
thu sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp công lập
đạt trên 70 nghìn tỷ đồng. Nguồn thu của các
đơn vị sự nghiệp cùng với nguồn kinh phí tiết
kiệm 10% chi hoạt động thường xuyên đã góp
phần bảo đảm bù đắp một phần nhu cầu tiền
lương tăng thêm theo quy định của Chính phủ.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,...121
Powered by FlippingBook