TCTC (2018) ky 2 thang 3 (e-paper) - page 6

TÀI CHÍNH -
Tháng 03/2018
7
vụ theo cơ chế thị trường thì không nhất thiết phải
duy trì các đơn vị cung cấp dịch vụ công thuộc
quyền sở hữu nhà nước. Các đơn vị sự nghiệp công
này yêu cầu chuyển sang hoạt động theo cơ chế
doanh nghiệp hay cơ chế tự đảm bảo toàn bộ kinh
phí hoạt động thường xuyên. Tiến tới, ngân sách
nhà nước sẽ không hỗ trợ một số đơn vị sự nghiệp
công lập đã được hình thành trước đây như: Các
trung tâm văn hóa, các trung tâm thể thao, một số
trường học, bệnh viện...
Trường hợp Nhà nước cần cung cấp dịch vụ thì
thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng đối với các đơn
vị này trên nguyên tắc tính đủ chi phí cung cấp dịch
vụ, bình đẳng với đơn vị cung cấp dịch vụ khác. Về
lâu dài, cần nghiên cứu thay việc ban hành danh
mục dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước sang
việc ban hành danh mục các đối tượng được hưởng
sự hỗ trợ của Nhà nước trong sử dụng dịch vụ công.
Theo đó, thay đổi cách hỗ trợ của Nhà nước thông
qua sản phẩm dịch vụ công sang việc hỗ trợ cho đối
tượng sử dụng dịch vụ công.
Thứ hai,
bổ sung xây dựng cơ chế, chính sách
đầu tư về ngân sách nhà nước đối với các đơn vị sự
nghiệp công lập: Nhà nước chủ động thay đổi cơ bản
cách thức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trong cung
cấp dịch vụ sự nghiệp công, từng bước chuyển từ
giao dự toán khoán chi hoạt động thường xuyên như
trước đây, sang đặt hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ
công. Trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật
và tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng của từng loại hình
dịch vụ công cung cấp, nguồn tài chính công được
phân phối công khai, minh bạch cho các đơn vị sử
dụng có hiệu quả nhất, không phân biệt cơ sở công
lập hay ngoài công lập. Qua đó, tạo môi trường cạnh
tranh lành mạnh, bảo đảm cho các đơn vị sự nghiệp
công lập và ngoài công lập phát triển bình đẳng.
Cùng với đó, Nhà nước chủ động thay đổi
cách thức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các
đối tượng chính sách thông qua các cơ sở cung cấp
dịch vụ công như hiện nay, hỗ trợ trực tiếp, tạo sự
bình đẳng trong hưởng thụ và tạo điều kiện cho
các đơn vị cung cấp dịch vụ công được bù đắp chi
phí hoạt động cung cấp dịch vụ; Chủ động thực
hiện cơ cấu lại, chi thường xuyên từ ngân sách
nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch
vụ công theo hướng bảo đảm kinh phí hoạt động
thường xuyên đối với các đơn vị được giao nhiệm
vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công phục vụ cho
các đối tượng chính sách, xã hội, đơn vị sự nghiệp
công ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó
khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền
núi, biên giới và hải đảo.
và chuẩn bị triển khai thực hiện đồng bộ, quyết
liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong
Chương trình hành động của Chính phủ triển
khai thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW.
Những đổi mới của Nghị định 16/2015/NĐ-CP
đem lại nhiều lợi ích cho các đơn vị sự nghiệp công,
nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm; thúc
đẩy các hoạt động của đơn vị, cung cấp sự nghiệp
dịch vụ công theo hướng chất lượng, hiệu quả, nâng
cao số lượng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ công,
đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội.
Thực tế cho thấy, sẽ có sự triển khai Nghị định
số 16/2015/NĐ-CP trái ngược nhau đối với 2 loại
hình đơn vị sự nghiệp công lập. Đối với những đơn
vị sự nghiệp công lập năng động, có khả năng tự
chủ cao nhưng đang bị “trói buộc” bởi các cơ chế
quản lý cũ thì Nghị định số 16/2015/NĐ-CP sẽ là
động lực mới. Đối với các đơn vị sự nghiệp công
lập thiếu năng động, hoặc hoạt động ở các khu vực
không thuận lợi, còn phụ thuộc vào nguồn ngân
sách nhà nước thì chưa sẵn sàng chuyển sang thực
hiện cơ chế tự chủ. Do vậy, việc nâng cao quyền
tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập là một chủ
trương đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thực tế.
Thực hiện tốt chính sách này sẽ có tác động đến
việc tạo động lực, thúc đẩy sự phát triển của việc
cung cấp sản phẩm dịch vụ công, thỏa mãn tốt hơn
nhu cầu của xã hội.
Cùng với các giải pháp đổi mới cơ chế hoạt
động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp
công lập theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW,
để nâng cao chất lượng quản lý tài chính ở đơn vị
sự nghiệp công lập, tăng cường chất lượng dịch vụ
công ở Việt Nam, cần tiếp tục chú trọng những giải
pháp sau:
Thứ nhất,
tiếp tục hoàn thiện luật pháp, thể chế,
chính sách khuyến khích xã hội hóa dịch vụ sự
nghiệp công: Thực hiện chính sách hỗ trợ ngân sách
nhà nước đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ công
theo hướng tạo điều kiện và bảo đảm sự bình đẳng
giữa các đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập
trong việc tiếp cận các nguồn tài chính công, cung
cấp dịch vụ công cho xã hội trên nguyên tắc: Trong
cùng một lĩnh vực cung cấp dịch vụ công, đơn vị
nào có chất lượng và hiệu quả cao hơn sẽ được ưu
tiên tiếp cận nguồn lực tài chính công, không phân
biệt đơn vị công lập hay ngoài công lập.
Tổ chức đánh giá, rà soát, quy hoạch lại các lĩnh
vực cung cấp dịch vụ công trong xã hội đối với
một số lĩnh vực không thiết yếu; các thành phần
kinh tế trong xã hội đã cơ bản đáp ứng nhu cầu xã
hội, hoặc xã hội đã chấp nhận việc cung, cầu dịch
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...121
Powered by FlippingBook