TCTC (2018) ky 2 thang 3 (e-paper) - page 86

TÀI CHÍNH -
Tháng 03/2018
87
giá được một số vấn đề trong tương lai để hoạt động
có hiệu quả. Những dự báo này cho thấy sự thay đổi
trong tương lai gắn với sự phát triển kinh tế, chính
trị và xã hội và giúp cho DN thấy được ai sẽ là đối
thủ cạnh tranh trong trung và dài hạn. Quản trị công
nghệ cũng giúpDNgiảm thiểu rủi ro khi đưa ra quyết
định bởi các dự án, nhất là các dự án đổi mới sáng
tạo đều có thể gặp rủi ro và chứa đựng nhiều yếu tố
không chắc chắn. Từ đó, quản trị công nghệ tốt có
thể bảo đảm rằng các quyết định đưa ra đã qua một
quá trình phân tích sáng suốt. Doanh nghiệp cần thấy
rõ được vai trò của quản trị công nghệ là tiến trình
liên kết các lĩnh vực khác nhau nhằm hoạch định,
phát triển, thực hiện, giám sát và kiểm soát năng lực
của mình. Từ đó, hình thành và thực thi các mục tiêu
chiến lược phát triển cụ thể trong quá trình sản xuất
kinh doanh, mỗi DN cần phải hoạch định rõ mục tiêu
quản trị công nghệ.
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam, quản trị công nghệ giúp cho DN giành chiến
thắng khi tung ra một sản phẩm mới hay một chiêu
thức marketing mới nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản
phẩm hiện có; Giúp cho DN hiểu rõ năng lực của đối
thủ và đi trước đối thủ một bước trong việc đổi mới
công nghệ. Quản trị công nghệ tốt sẽ giúp DN nhìn
nhận rõ năng lực thực sự của mình nhằm khắc phục
các điểm yếu, nhằm phát huy các điểm mạnh. Từ đó,
DN có các quyết định chính xác mang tính chiến lược
về tài chính và phân phối vốn cũng như có những
quyết định khôn khéo và tăng cường hiệu quả sản
xuất kinh doanh, tạo lợi thế cạnh tranh DN và đảm
bảo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình...
Thực trạng quản trị đổi mới công nghệ
trong doanh nghiệp
Những năm qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt coi
trọng việc thúc đẩy, hỗ trợ hoạt động đổi mới công
nghệ trong DN. Ngày 01/11/2012, Ban Chấp hành
Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 20/
NQ-TW về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội
nhập quốc tế. Nghị quyết này đã đặt ra mục tiêu cụ
thể đến năm 2020, thông qua yêu tô năng suât tông
hơp (TFP) hoạt động khoa học và công nghệ đóng
góp khoang 35% tăng trưởng kinh tế; Xây dựng được
một số sản phẩm quốc gia mang thương hiệu Việt
Nam; Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm
ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 40% tổng giá
trị sản xuất công nghiệp; Tôc đô đôi mơi công nghệ,
thiêt bi đat khoang 20%/năm...
Ngày 10/5/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định số 677/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương
trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 với
mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Số lượng DN thực hiện
đổi mới công nghệ tăng trung bình 15%/năm, trong
đó có 5% DN ứng dụng công nghệ cao; 100% DN sản
xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản
phẩm quốc gia làm chủ và tạo ra được công nghệ tiên
tiến để sản xuất sản phẩm… Ngày 11/4/2012, Thủ
tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số
418/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển khoa
học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu
giai đoạn 2011-2020 tốc độ đổi mới công nghệ, thiết
bị giai đoạn 2011-2015 đạt 10-15% và giai đoạn 2016-
2020 đạt 20%. Mới đây, ngày 16/6/2015, để hỗ trợ
DN trong quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ,
Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia (Bộ Khoa học Công
nghệ) đã được ra mắt với số vốn 1.000 tỷ đồng nhằm
hỗ trợ, tài trợ các dự án của DN và cho DN vay được
triển khai vào năm 2017…
Trong nhiều nămqua, Chính phủ luôn xác định lấy
DN là trung tâm của đổi mới khoa học và công nghệ,
xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ của Nhà
nước thông qua việc hình thành các Quỹ phát triển
khoa học và công nghệ, Quỹ Đổi công nghệ Quốc gia,
các Quỹ hỗ trợ DN vừa và nhỏ từ quy mô quốc gia
đến quy mô địa phương, các chương trình quốc gia
thuộc các bộ, ngành. Điều này thể hiện quyết tâm của
Chính phủ cũng như của các bộ, ngành trong việc tập
trung nỗ lực nâng cao chất lượng tăng trưởng của
nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng
lấy khoa học và công nghệ và hoạt động đổi mới sáng
tạo làm nền tảng, tạo động lực cho sự phát triển bền
vững của đất nước.
Tuy nhiên, năng lực đổi mới công nghệ của các
DN Việt Nam còn khiêm tốn so với các DN các nước
trong khu vực và trên thế giới. Việc DN Việt Nam
chủ yếu tham gia ở phân khúc thị trường có giá trị
Vi t Nam
Camphuchia
Malaysia
Philippines
Lào
0
2
4
6
8
10
12
14
16
1,6
1,9
2,6
3,6
1,45
hình 1: tỷ lệ tiền/doanh thu dành để đầu tư vào
nghiên cứu và phát triển tại các dN trong khu vực
đông nam á giai đoạn 2014 - 2017 (%)
Nguồn: Ngân hàng Thế giới
1...,76,77,78,79,80,81,82,83,84,85 87,88,89,90,91,92,93,94,95,96,...121
Powered by FlippingBook