TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2018
7
Quốc phát triển theo đúng hướng;
Thứ hai,
kiên trì tư tưởng phát triển lấy nhân dân
làm trung tâm, quán triệt thúc đẩy bố cục tổng thể
“5 trong 1” và bố cục chiến lược “4 toàn diện”;
Thứ ba,
kiên trì thích ứng, nắm chắc và dẫn dắt
trạng thái mới trong phát triển kinh tế, dựa trên đại
cục, nắm vững quy luật;
Thứ tư,
kiên trì thúc đẩy thị trường phát huy
vai trò mang tính quyết định trong phân phối các
nguồn lực, phát huy tốt hơn nữa vai trò của chính
phủ, kiên quyết loại bỏ những trở ngại về cơ chế, thể
chế đối với phát triển kinh tế;
Thứ năm,
kiên trì thích ứng với sự thay đổi của
những mâu thuẫn chủ yếu trong phát triển kinh tế
của Trung Quốc, hoàn thiện điều tiết vĩ mô, tùy cơ
ứng biến, đưa ra biện pháp thích hợp, lấy cải cách
cơ cấu nguồn cung làm tuyến chính trong công tác
kinh tế;
Thứ sáu,
kiên trì chiến lược mới về phát triển
kinh tế, nhằm thẳng vào những vấn đề cụ thể, tạo
ra ảnh hưởng to lớn đối với phát triển kinh tế xã hội
của Trung Quốc;
Thứ bảy,
kiên trì sách lược và phương pháp công
tác đúng đắn, đạt được tiến triển trong khi vẫn giữ
vững sự ổn định, duy trì trọng tâm chiến lược, kiên
trì tư duy giới hạn đỏ, tiến bước một cách vững chắc.
Tư tưởng kinh tế nêu trên gắn với việc xây dựng
hệ thống kinh tế hiện đại hóa được Đại hội XIX
Đảng Cộng sản Trung Quốc nêu, gôm 6 nhiệm vụ
lớn: Đi sâu cải cách kết cấu trọng cung; Đẩy nhanh
xây dựng nhà nước kiểu sáng tạo; Thực thi chiến
lược chấn hưng nông thôn; Thực thi chiến lược phát
triển hài hòa khu vực; Đẩy nhanh hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường XHCN; Thúc đẩy cục diện mới
mở cửa toàn diện. Hệ thống kinh tế hiện đại hóa
là cốt lõi cho sự thành bại của kinh tế Trung Quốc
trong mục tiêu cường quốc.
Tư tưởng kinh tế của ông Tập Cận Bình được
Hội nghị công tác kinh tế Trung ương Trung Quốc
tháng 12/2017 xác định cụ thể hơn qua 8 công tác
trọng điểm và 3 trận chiến công kiên. Cụ thể, 8 công
tác trọng điểm bao gồm: (i) Đi sâu cải cách trọng
cung; (ii) Kích hoạt sức sống các chủ thể thị trường;
(iii) Thực thi chiến lược chấn hưng nông thôn; (iv)
Thực thi chiến lược phát triển hài hòa khu vực; (v)
Thúc đẩy cục diện mới mở cửa toàn diện; (vi) Nâng
cao bảo đảm và cải thiện trình độ dân sinh; (vii) Đẩy
nhanh xây dựng chế độ nhà ở đa chủ thể cung ứng,
nhiều kênh bảo đảm, thuê mua song song; (viii)
Thúc đẩy xây dựng văn minh sinh thái. Trong thời
gian tới, yêu cầu đặt ra kể từ năm 2018 đối với vận
hành kinh tế Trung Quốc là vượt qua 3 “trận chiến”:
(i) Phòng ngừa hóa giải rủi ro lớn; (ii) Xóa đói giảm
nghèo chuẩn xác; (iii) Phòng chống ô nhiễm.
Có thể thấy, tư tưởng kinh tế của ông Tập Cận
Bình tập trung vào chuyển đổi phương thức phát
triển kinh tế, tìm kiếm động lực mới, nâng cao chất
lượng và hiệu quả kinh tế chuyển từ “tăng trưởng
cao” sang “chất lượng cao”.
Thành tựu và triển vọng
phát triển kinh tế Trung Quốc
Từ khi bước sang thập niên thứ hai thế kỷ XXI đến
nay, kinh tế Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu.
Về tăng trưởng kinh tế, năm 2017, GDP của Trung
Quốc đạt 82.712,2 tỷ NDT, tăng 6,9% so với năm
2016. Tôc đô tăng trương binh quân GDP của Trung
Quốc trong giai đoạn (2013-2017) là 7,1% so với mức
tăng trưởng trung bình toàn cầu là 2,6% và 4% của
các nền kinh tế đang phát triển. Mức đóng góp trung
bình của Trung Quốc vào tăng trưởng thế giới trong
giai đoạn (2013-2017) là khoảng 30%, lớn nhất trong
số tất cả các quốc gia và cao hơn cả tổng mức đóng
góp của Hoa Kỳ, khu vực đồng Euro và Nhật Bản.
Sáng tạo trở thànhmột điểm sáng trong chuyển đổi
phương thức phát triển kinh tế, động lực mới cho phát
triển kinh tế của Trung Quốc. Mức chi cho nghiên cứu
và phát triển (R&D) đã tăng 52,2% kê từ năm 2012, đat
1.570 tỷ NDT vào năm 2016. Tỷ lệ chi tiêu cho nghiên
cứu và phát triển trong GDP tăng từ 1,91% lên 2,11%
(tư năm 2012 đên 2016). Số lượng các đơn xin cấp bằng
sáng chế mà Trung Quốc nhận được trong năm 2016
đã tăng 69% kể từ năm 2012, trong khi số bằng sáng
chế được cấp năm 2016 tăng 39,7% kê từ năm 2012.
Năm 2017, chi cho R&D của Trung Quốc là 1.750 tỷ
NDT, tăng 11,6% so với năm 2016.
Từ năm 2013, Trung Quốc đã trở thành quốc gia
hàng đầu trên toàn cầu về doanh số bán robot công
nghiệp. Cường quốc robot sẽ là một nhiệm vụ chiến
lược cho Trung Quốc để thúc đẩy mạnh mẽ Chiên
lươc “Trung Quốc chế tạo 2025”. Năm 2016, Trung
2013
2014
2015
2016
2017
0
20
40
60
80
100
(Nghìn t
nhân dân t )
0
5
10
15
20
(%)
GDP
So v i năm trư c
59,5
64,4
68,9
74,4
82,7
Hình 1: tăng trưởng kinh tế Trung Quốc
giai đoạn 2013-2017
Nguồn: Thông báo thống kê kinh tế Trung Quốc năm 2017