TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 7

8
Tư tưởng Tập Cận Bình về kinh tế và Chính sách kinh tế Abe: Những góc nhìn với kinh tế Việt Nam
Quốc đầu tư cho R&D là 1.567,67 tỷ NDT; tài chính
cho khoa học công nghệ (KHCN) là 776,07 tỷ NDT.
Năm 2016, thế giới có 53 doanh nghiệp (DN) KHCN
tiến hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng,
trong đó, Trung Quốc có 18 DN. Năm 2016, Trung
Quốc trở thành nước xuất khẩu các sản phẩm KHCN
cao đứng đầu châu Á.
Về kinh tế đối ngoại, giá trị thương mại hàng hóa
của Trung Quốc đạt 24,3 nghìn tỷ NDT vào năm
2016, chiếm hơn 11% tổng khối lượng thương mại
toàn cầu. Giá trị thương mại dịch vụ là 657,5 tỷ USD,
tăng 36,8% so với năm 2012, tăng trưởng trung bình
hàng năm là 8,1%. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tỷ
lệ tăng hàng năm là 3,1% lên 489,4 tỷ USD trong giai
đoạn (2013-2016). Năm 2017, tổng kim ngạch hàng
hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc đạt 27.792,3 tỷ
NDT, tăng 14,2% so với năm 2016.
Thu nhập người dân Trung Quốc ngày càng
được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người
của cư dân đã tăng từ 7.311 NDT năm 2012 lên
23.821 NDT năm 2016, tỷ lệ tăng hàng năm là
7,4%. Năm 2017, thu nhập bình quân cư dân đạt
25.974 NDT. Số người nghèo ở nông thôn giảm
xuống con 43,35 triệu người năm 2016, so vơi
mưc 98,99 triệu ngươi năm 2012. Thu nhập bình
quân đầu người của người dân nông thôn ở khu
vực nghèo tăng bình quân 10,7% trong giai đoạn
(2013-2016), tăng nhanh hơn mức bình quân 8%
đối với tất cả người dân nông thôn.
Cải cách trọng cung là tuyến chính trong các chủ
trương, giải pháp cải cách kinh tế của ông Tập Cận
Bình. Cải cách kết cấu trọng cung theo quan điểm
Trung Quốc là cải cách với xuất phát điểm nâng
cao chất lượng nguồn cung, tăng cường tính thích
ứng và linh hoạt của cơ cấu nguồn cung, nâng cao
yếu tố năng suất lao động, làm cho việc phân bổ các
nguồn lực như lao động, đất đai, vốn... có hiệu quả
hơn, đóng góp nhiều hơn vào chất lượng và hiệu
quả của tăng trưởng kinh tế. 5 nhiệm vụ chính của
cải cách kết cấu trọng cung bao gồm: Giải quyết vấn
đề sản xuất thừa, giúp DN giảm chi phí; giảm tồn
kho bất động sản; tăng hiệu quả nguồn cung; phòng
ngừa các rủi ro tài chính.
Cải cách trọng cung là thực thi ưu hóa kết cấu
cung, tăng điều tiết vĩ mô từ tầm nhìn trung và dài
hạn để nguồn cung thực sự hiệu quả. Bên cạnh việc
cung cấp các động lực phát triển mới, cải cách kết cấu
trọng cung cần thực hiện việc giảm dư thừa công suất,
giảm chi phí là những nhiệmvụ trọng điểm. Nhà nước
Trung Quốc sẽ theo đuổi chính sách tài chính tích cực,
với việc giảm thuế để giúp phát triển nền kinh tế thực;
Sẽ có nhiều biện pháp mạnh hơn trong việc triển khai
thực hiện rộng rãi toàn quốc cải cách kết cấu trọng
cung nhằm khắc phục nền kinh tế đang tăng trưởng
chậm lại của Trung Quốc. Quy hoạch 5 năm phát triển
kinh tế xã hội lần thứ XIII của Trung Quốc cũng xác
định cải cách trọng cung là vấn đề cốt lõi phát triển lâu
dài ổn định của kinh tế Trung Quốc. Quy hoạch 5 năm
cũng đưa ra quan điểm “sáng tạo, hài hòa, màu xanh,
mở cửa, cùng hưởng”, trong đó nhấn mạnh chuyển
đổi về chất phải dựa vào động lực sáng tạo.
Chủ trương, giải pháp cải cách kinh tế của ông
Tập Cận Bình dựa vào triển khai 3 chiến lược lớn:
“Vành đai, con đường”; phát triển vùng Bắc Kinh-
Hà Bắc-Thiên Tân với sự ra đời của đặc khu Hùng
An; vành đai kinh tế Trường Giang. Trong đó,
chiến lược “Vành đai, con đường” là chiến lược đa
mục tiêu, vừa thúc đẩy phát triển, vừa mở rộng vai
trò và ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực
và trên thế giới. Những năm gần đây, chiến lược
“Vành đai, con đường” được Trung Quốc thúc đẩy
mạnh mẽ. Năm 2016, Trung Quốc đầu tư trực tiếp
đối với các nước dọc “Vành đai, con đường” là 14,5
tỷ USD, lũy kế đạt 18,5 tỷ USD. Năm 2017, đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài (không bao gồm ngân hàng,
chứng khoán, bảo hiểm) đạt 120,1 tỷ USD, trong
đó đầu tư đối với các nước theo tuyến “Vành đai,
con đường” đạt 14,4 tỷ USD. Doanh thu công trình
đấu thầu ở nước ngoài đạt 168,6 tỷ USD, trong đó
doanh thu các công trình tại các nước dọc theo
tuyến “Vành đai, con đường” đạt 85,5 tỷ USD, tăng
12,6%, chiếm 50,7% tổng mức doanh thu các công
trình đấu thầu ở nước ngoài của Trung Quốc.
Vấn đề đặt ra đối với
nền kinh tế Trung Quốc trong bối cảnh mới
Cải cách trọng cung được xem là bước phát triển
của lý thuyết kinh tế học chính trị Trung Quốc, là cơ
sở thực tiễn và lý luận cho tư tưởng kinh tế của ông
Tập Cận Bình. Thời gian qua, kinh tế Trung Quôc
đã nỗ lực thực hiện chuyển từ tăng trương về lượng
sang tăng trương về chất, xoay quanh các yêu cầu
như thúc đẩy chuyển đổi phương thức, điều chỉnh
kết cấu kinh tê, gây dựng các ngành nghề mới, phát
triển ngành dịch vụ hiện đại, thúc đẩy ngành nghề và
sản phẩm dich chuyên lên vi tri cao vừa trong chuỗi
giá trị, tạo sự phát triên dựa nhiều hơn vào sáng tạo.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho nền kinh tế Trung
Quốc hiện nay là chất lượng tăng trưởng vẫn còn
thấp, mất cân bằng, không hợp lý và thiếu bền vững.
Vấn đề nợ công và vấn đề sản xuất thừa vẫn chưa
được giải quyết. Do tăng trưởng tốc độ cao trong một
thời gian dài, những hệ lụy để lại cho nền kinh tế
Trung Quốc vẫn chưa giải quyết triệt để, chưa khắc
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,...123
Powered by FlippingBook