TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 11

12
Tư tưởng Tập Cận Bình về kinh tế và Chính sách kinh tế Abe: Những góc nhìn với kinh tế Việt Nam
phủ, tỷ lệ lạm phát tăng vọt, bong bóng tài sản
đang nổi lên và các khoản nợ xấu đe dọa nền
kinh tế, tăng trưởng kinh tế thiếu ổn định... Mặt
khác, nền kinh tế chủ yếu dựa vào mức tăng
trưởng của sản xuất công nghiệp, các khoản đầu
tư do Chính phủ tài trợ và xuất khẩu để thúc đẩy
tăng trưởng. Đây là một mô hình tăng trưởng có
nhiều nguy cơ khó lường.
Để giải quyết những tồn tại đặt ra, các nhà lãnh
đạo mới của Trung Quốc xác định sự cần thiết phải
cải tổ nền kinh tế, chú trọng hơn nữa vào tăng nhu
cầu và năng suất trong nước, đồng thời, quyết liệt
triển khai những chủ trương, chính sách hợp lý,
giúp cải tổ đất nước Trung Quốc. Theo đó, định
hướng đổi mới đã được đưa ra là:
Thứ nhất,
đổi mới chính trị tạo động lực cho đổi
mới kinh tế, những góc khuất của kinh tế không thể
được che lấp bằng quyền lực. Điều này thể hiện qua
sự liên kết giữa chiến dịch làm trong sạch bộ máy công
quyền với chính sách tái cơ cấu nền kinh tế. Sự quyết
liệt trong phòng chống tham nhũng và lạm quyền đã
giúp cho những kế hoạch hành động của chính quyền
không chỉ là tiền khả thi mà được thực thi quyết liệt,
khi quyền lực được kiểm soát – minh bạch chính trị.
Thứ hai,
giải quyết hậu quả vấn đề phát triển
“nóng” dựa trên tăng tưởng tín dụng – vay nợ để
đầu tư phát triển; Đưa kinh tế Trung Quốc lớn về
quy mô sang mạnh về tiềm lực với chính sách tái cơ
cấu lại nền kinh tế. Đây là hướng đi chuẩn xác và
kết quả là giảm phát triển “nóng” cho kinh tế Trung
Quốc nhưng không gây ra khủng hoảng, sụp đổ.
Thứ ba,
đảm bảo được sự độc lập khi chủ trương,
chính sách luôn song hành cùng biện pháp thực hiện
và công cụ hỗ trợ. Điều này giúp cho Trung Quốc
hạn chế được việc lệ thuộc vào đối tác, ngược lại biến
thành trung tâm có lực hút mạnh, kéo nguồn lực từ
nước ngoài phục vụ cho phát triển đất nước. Đặc biệt,
sáng kiến “Vành đai và Con đường” có thể bất khả
thi khi niềm tin chiến lược của Trung Quốc với các
đối tác chưa thể được xác lập do hậu quả của phát
triển “nóng”. Vì vậy, Trung Quốc có biện pháp hiện
thực hoá bằng nội lực và các công cụ hỗ trợ mạnh.
Mặt khác, Trung Quốc triển khai mạnh mẽ Chủ
trương M&A by Chinese (mua bán và sáp nhập bởi
các nhà đầu tư Trung Quốc) để tạo ra một “nền kinh
tế mình ong xác ve” lớn bên ngoài biên giới Trung
Quốc; thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng
châu Á (AIIB) và xây dựng hệ thống các công cụ tài
chính đủ mạnh, giúp cho việc hiện thực hóa sáng
kiến “Lãnh đạo và con đường” trở nên khả thi hơn
bằng nội lực. Trung Quốc cũng tận dụng vị thế trong
G-20 để kết nối với các đối tác và xác lập được niềm
tin chiến lược. Đồng thời, việc quốc tế hóa đồng nhân
dân tệ đã chuyển ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc
với kinh tế thế giới từ hàng hoá sang tiền tệ và dịch
vụ. Đây là những bước đi căn bản và mang lại kết
quả tốt nhất có thể cho Trung Quốc.
Những thay đổi căn bản của nền kinh tế
Những chính sách trên đã giúp cho Trung Quốc
có được thay đổi căn bản như:
Một là,
thay đổi căn bản trong chất lượng tăng
trưởng, tạo ra sự bền vững, tiệm cận chất lượng
tăng trưởng của những nền kinh tế phát triển trên
thế giới. Cơ cấu tăng trưởng thay đổi, kinh tế tiêu
dùng, kinh tế dịch vụ đã chiếm tỷ trọng lớn trong
tăng trưởng GDP - chất lượng sống của người dân
song hành cùng tăng trưởng kinh tế đất nước. Có
thể lấy kết quả tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc
quý II/2017 làm ví dụ. Tăng trưởng GDP đạt 6,9%,
từ doanh số bán lẻ đến kinh tế đầu tư, từ sản xuất
công nghiệp đến tiêu dùng nội địa đều vượt mọi
dự báo. Đặc biệt, kinh tế tiêu dùng Trung Quốc đã
đóng góp tới 63,4% vào tăng trưởng GDP.
Hai là,
giải được bài toán nợ quốc gia một cách
căn bản, khiến cho việc gia tăng tổng nợ quốc gia
trong bối cảnh kinh tế phát triển chậm lại cũng
không gây sụp đổ kinh tế.
Trong năm 2015, nợ quốc gia của Trung Quốc có
cơ cấu: Nợ của doanh nghiệp chiếm 165%/GDP, nợ
của hộ gia đình chiếm 41%/GDP, nợ của chính phủ
chiếm 22%/GDP, nợ của hệ thống ngân hàng chiếm
19%/GDP. Nợ doanh nghiệp chiếm tỷ trọng quá
lớn trong tổng nợ quốc gia, do vậy phải cơ cấu lại
khoản nợ này. Năm 2016, ngân hàng Trung Quốc
cho vay kỷ lục mà khủng hoảng nợ không xảy ra,
đó chính là nhờ cơ cấu được nợ quốc gia. Trong khi
cho vay mua nhà tăng từ 3.050 tỷ nhân dân tệ trong
năm 2015 lên 5.680 tỷ nhân dân tệ trong năm 2016,
ngược lại các khoản vay của các doanh nghiệp và
các tổ chức phi tài chính giảm từ 7.380 tỷ nhân dân
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc
từ năm 2005 - 2017 (%)
Nguồn: Cục Thống kê quốc gia, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16,17,18,19,20,21,...123
Powered by FlippingBook