TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 16

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2018
17
thu hút các nguồn lực từ Việt Nam.
Đặc biệt, việc Trung Quốc đang triển khai mạnh
mẽ đại chiến lược “Vành đai và con đường” với
những dự án kết nối cơ sở hạ tầng lớn với các nước
xung quanh Việt Nam; đồng thời, đẩy nhanh chiến
lược xây dựng cường quốc biển với những hành
động quyết đoán trên Biển Đông, sẽ tạo ra thách
thức không chỉ đối với kinh tế mà còn đe dọa an
toàn, an ninh hàng hải, hàng không trong khu vực
cũng như chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh
quốc gia của Việt Nam. Như vậy, những tác động
đưa đến cơ hội và thách thức từ sự phát triển của
Trung Quốc là nhiều mặt cả trực tiếp và gián tiếp.
Việt Nam cần có cách nhìn toàn diện và lâu dài
trong quan hệ hợp tác với Trung Quốc sao cho có
thể tận dụng tốt cơ hội, đồng thời phòng ngừa hóa
giải những thách thức giúp quan hệ hai nước phát
triển ổn định, lành mạnh.
Dù còn có những nhận định đánh giá khác nhau
về triển vọng phát triển của kinh tế Trung Quốc,
nhưng có thể khẳng định, với quyết tâm đi sâu cải
cách toàn diện, chuyển đổi phương thức phát triển
sang coi trọng chất lượng tăng trưởng, tháo gỡ các
rào cản về thể chế để giải phóng sức sản xuất xã
hội, cùng với tầng lớp trung lưu lớn mạnh… Trung
Quốc sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng cao vừa
phải trong thời gian tới.
Một Trung Quốc phát triển ổn định, mở cửa thị
trường và thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa kinh tế sẽ
có đóng góp cho tăng trưởng kinh tế thế giới, đồng
thời, cũng tạo ra những cơ hội mới cho sự phát triển
của Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với việc nắm bắt cơ
hội, Việt Nam cũng cần tiếp tục theo dõi và nghiên
cứu để có đối sách phù hợp với những thách thức
đến từ sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Tài liệu tham khảo:
1. Tập Cận Bình, “Quyết thắng trong xây dựng toàn diện xã hội khá giả, giành
thắng lợi vĩ đại trong xây dựng cường quốc hiện đại hóa XHCN” (Báo cáo tại
Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 18/10/2017), NXB Nhân dân,
Bắc Kinh, 2017;
2. Lý Đạo Sảng, “Sự phát triển kinh tế Trung Quốc 5 năm tới, bạn không thể
không biết chuyện này ”,
3. “Quan sát kinh tế: 5 năm tới, kinh tế Trung Quốc sẽ đi về đâu?”,
.
oushinet.com/wap/china/chinanews/20171028/276386.html;
4. “Trung Quốc sau Đại hội XIX - Kinh tế vẫn là mâu thuẫn chủ yếu”, http://
5. “Cơ cấu đầu tư nước ngoài nhìn nhận về Đại hội XIX: Sau khi nắm quyền lực,
kinh tế Trung Quốc sẽ đi về đâu”,
/
business-41620041;
6. “Trung Quốc 5 năm tới: Cơ hội và thách thức ”,
/
zh-cn/research/.
lợi cho sự phát triển của kinh tế thế giới. Việt Nam là
quốc gia đã và đang tích cực và chủ động hội nhập
quốc tế, cũng sẽ gián tiếp nhận được cơ hội do toàn
cầu hóa kinh tế đưa lại.
Về tác động trực tiếp, Trung Quốc là một thị
trường lớn, gần gũi, nhu cầu đa dạng, vì vậy
cũng là cơ hội tốt để hàng hóa của Việt Nam
cạnh tranh khi tiếp cận và tiêu thụ tại nước này,
nhất là khu vực Tây Nam Trung Quốc với hơn
300 triệu người. Thực tiễn cho thấy, tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu của Việt Nam năm sau cao hơn
năm trước, riêng năm 2017 đạt 35,463 triệu USD,
tăng 61,5% so với năm 2016. Đồng thời, Việt Nam
còn có thể thu hút FDI từ Trung Quốc, nhất là
những DN có thực lực phù hợp với nhu cầu phát
triển của mình.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn là cầu nối, kết nối
hai thị trường Trung Quốc – ASEAN, một khu vực
mậu dịch tự do ACFTA với gần 1,9 tỷ người tiêu
dùng cũng đã hình thành. Việt Nam với môi trường
đầu tư thuận lợi, nằm bên cạnh một thị trường lớn
như Trung Quốc sẽ có sức hấp dẫn lớn đối với các
nhà đầu tư nước ngoài, qua đó giúp Việt Nam có
thể hoàn thành thuận lợi mục tiêu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Thách thức đặt ra cho Việt Nam
Trung Quốc đã, đang và sẽ tích cực chuyển đổi
phương thức phát triển, nâng cấp ngành nghề,
chuyển dịch những ngành công nghệ thấp ra
bên ngoài, trong đó có Việt Nam. Với chủ trương
“nhanh chóng phát triển biên cương, củng cố biên
cương, ổn định biên cương”, Trung Quốc sẽ triển
khai nhiều biện pháp khác nhau, tạo nên sự bất đối
xứng ở khu vực biên giới hai nước. Với chủ trương
đó, một khu vực biên giới rộng lớn tiếp giáp với
Việt Nam sẽ trở thành những trung tâm tạo sức hút
mạnh mẽ, thu hút các nguồn lực từ Việt Nam. Thực
tế, thời gian gần đây, nhiều cơ sở công nghiệp tập
trung nhiều lao động như dệt may, lắp ráp điện tử
đã được di chuyển đến các khu kinh tế biên giới
Đông Hưng, Hà Khẩu hoạt động. Theo đó, nhiều
lao động từ các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam đã
được tuyển dụng.
Theo tinh thần Đại hội XIX của Đảng Cộng sản
Trung Quốc, nước này tiếp tục làm “sâu sắc hóa mối
quan hệ với các nước láng giềng, trong đó có Lào
và Campuchia”. Nhiều dự án lớn như đường sắt
Trung – Lào hay kết nối chiến lược “Vành đai và
Con đường” của Trung Quốc với chiến lược phát
triển của Campuchia cũng sẽ được triển khai, tạo ra
những trung tâm công nghiệp mới ở 2 nước này, sẽ
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 17,18,19,20,21,22,23,24,25,26,...123
Powered by FlippingBook