TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2018
9
phục kịp như cạn kiệt các nguồn tài nguyên và ô
nhiễm môi trường, mức độ chênh lệch giàu nghèo
cao, phát triển không cân đối… vượt qua “bẫy thu
nhập trung bình”, hướng tới thu nhập cao, chất
lượng cao… vẫn là thách thức lớn. Đây là vấn đề và
mục tiêu trung dài hạn. Trung Quốc phải giải quyết
tốt các cặp quan hệ như cung và cầu; Nhà nước và
thị trường; đầu vào và đầu ra; trong nước và nước
ngoài; công bằng và hiệu quả, đặc biệt là hóa giải các
rủi ro khủng hoảng, trong đó rủi ro về tài chính được
xếp hàng đầu. Các chuyên gia kinh tế của Bloomberg
là Fielding Chen và Tom Orlik ước tính, tổng nợ của
Trung Quốc sẽ đạt 327% GDP vào năm 2022. Điều
này sẽ khiến Trung Quốc trở thành một trong những
“con nợ” lớn nhất nhất thế giới.
Sau Hội nghị tiền tệ năm 2017, Trung Quốc đã tập
trung vào xử lý những rủi ro về tài chính, tiền tệ, thắt
chặt hơn các quy định về tài chính, giám sát chặt chẽ
hơn các hoạt động tài chính bất động sản, giao dịch
ngân hàng… Hôi nghi công tác kinh tế Trung ương
vào cuối năm 2017 xac đinh 2018 la năm quan trong
đôi vơi kinh tê Trung Quôc, là năm mở đầu viêc thưc
hiên quán triệt tinh thần Đại hội XIX Đảng cộng sản
Trung Quôc, là năm kỷ niệm 40 năm cải cách mở cửa;
năm then chốt cua Trung Quôc trong viêc thực thi quy
hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ XIII. Do
vây, Trung Quôc chu trương thưc hiên xây dưng nên
kinh tê ôn đinh. Hội nghị xac đinh ro lam tôt công tac
kinh tê năm 2018 la kiên tri tư tương “tiến lên trong ổn
định”. Đê thưc hiên tư tương nay, kinh tê Trung Quôc
cần điều chỉnh tối ưu hóa kết cấu thu chi tài chính, duy
tri chinh sach tiên tê thân trong, phat triên lanh manh
thi trương vôn, tăng cương phat triên sang tao, phat
huy vai tro tiêu dung, thuc đây đâu tư hiêu qua, chu
trong phat triên dân sinh, tăng cương cai cach mơ cưa,
thuc đây cai cach thê chê kinh tê.
Báo cáo công tác Chính phủ năm 2018, Trung
Quốc tiếp tục nhấn mạnh chủ trương và giải pháp
thực hiện chủ trương kinh tế “tiến lên trong ổn định”:
Thúc đẩy cải cách cơ cấu trọng cung; đẩy mạnh xây
dựng hệ thống đổi mới quốc gia; đi sâu cải cách trong
các lĩnh vực then chốt; đánh thắng 3 “trận chiến”
công kiên; thực hiện chiến lược chấn hưng nông thôn,
chiến lược phát triển phối hợp vùng miền; mở rộng
tiêu dùng và thúc đẩy đầu tư hiệu quả; thúc đẩy bố
cục mới mở cửa toàn diện, đặc biệt là hợp tác quốc tế
“Vành đai, con đường”... Mục tiêu tăng trưởng kinh
tế Trung Quốc năm 2018 ở mức 6,5%.
Trung Quốc thúc đẩy cải cách kinh tế trong bối
cảnh tình hình thế giới, khu vực biến đổi nhanh
chóng và khó lường. Đặc biệt, vấn đề nổi lên tại thời
điểm hiện nay là sự đối nghịch giữa xu hướng đẩy
mạnh toàn cầu hóa kinh tế và chống toàn cầu hóa
kinh tế, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, chủ nghĩa dân
tộc, dân túy... là cạnh tranh giữa các nước lớn trong
khu vực và trên thế giới, trong đó cạnh tranh Trung
Quốc và Mỹ đối mặt với nhiều nhân tố bất định.
Sự chuẩn bị của Việt Nam
Mô hình tăng trưởng kinh tế Trung Quốc bắt đầu
thay đổi với tăng trưởng được thúc đẩy bởi tiêu thụ
trong nước. Dự báo, Trung Quốc sẽ trở thành nền
kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2024. Với dân số
hơn 1,3 tỷ người và đang trong quá trình chuyển
biến mạnh mẽ về cơ cấu tiêu dùng, thị trường Trung
Quốc sẽ vẫn tiếp tục là thị trường trọng điểm, có
tầm quan trọng to lớn đối với xuất khẩu của Việt
Nam. Việt Nam có thể tận dụng được lợi thế về điều
kiện tự nhiên như nông, thủy hải sản và một số mặt
hàng tiêu dùng để xuất khẩu sang Trung Quốc.
Trung Quốc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cung,
để phù hợp với cầu ngày càng được nâng cao, nâng
cấp chuyển dịch các ngành sản xuất của Trung Quốc
lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị. Điều này đòi
hỏi Việt Nam phải có sự nỗ lực hơn trong chuyển
đổi kết cấu kinh tế. Các lợi thế so sánh của Việt Nam
đang bị cố định hóa, mức thâm hụt thương mại với
Trung Quốc ngày càng lớn. Trong bối cảnh Trung
Quốc đang đẩy mạnh cải cách kết cấu trọng cung,
nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế, Việt Nam
cũng phải đẩy mạnh “tái cấu trúc”, nâng cao năng
suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, thích ứng tốt
hơn với bối cảnh thời đại mới.
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo Chính trị Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc;
2. Công báo thống kê Trung Quốc năm 2017;
3. Thông tin Hội nghị tiền tệ Trung Quốc 2017;
4. Thông tin Hội nghị kinh tế Trung ương Trung Quốc năm 2018;
5. Báo cáo công tác Chính phủ Trung Quốc năm 2018;
6. Economic Outlook for Southeast Asia, China and India 2018.
0
50
100
150
200
250
300
350
400
Nh t B n
Canada
Pháp
Anh
Ý
Khu v c Euro
M
Australia
Hàn Qu c
Brazil
Nam Phi
n Đ
Th Nhĩ Kỳ
Nga
Mexico
r p xê út
Argentina
Indonesia
Đ c
T ng n c aTrung Qu c năm 2020 b ng 327% (ư c)
Các n n kinh t G20 năm 2016
T ng n c aTrung Qu c năm 2016 b ng 259%
T ng n c aTrung Qu c năm 2008 b ng162%
Hình 2: Tổng nợ của Trung Quốc và một số nước
qua các năm 2008, 2016 và dự báo năm 2022 (%GDP)
Nguồn: Bloomberg