TCTC (2018) so 4 ky 1 đầy đủ - page 6

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2018
5
nghiệp sáng tạo được quy định tại Điều 17 Luật Hỗ
trợ DNNVV, bao gồm 2 điều kiện để nhận hỗ trợ:
(i) Có thời hạn không quá 5 năm kể từ ngày được
cấp giấy chứng nhận đăng ký DN lần đầu; (ii) Chưa
chào bán chứng khoán ra công chúng. Cũng theo
quy định tại Điều 17, có 5 hình thức hỗ trợ đối với
DNNVV khởi nghiệp sáng tạo gồm: (i) Hỗ trợ ứng
dụng, chuyển giao công nghệ; hỗ trợ trang thiết
bị tại cơ sở kỹ thuật; hỗ trợ tham gia cơ sở ươm
tạo, khu làm việc chung; hướng dẫn thử nghiệm,
hoàn thiện sản phẩm mới, dịch vụ và mô hình kinh
doanh mới; (ii) Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên
sâu về xây dựng, phát triển sản phẩm; thu hút đầu
tư; tư vấn về sở hữu trí tuệ; thực hiện các thủ tục
về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất
lượng; (iii) Hỗ trợ về thông tin, truyền thông, xúc
tiến thương mại, kế nối mạng lưới khởi nghiệp sáng
tạo, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp
sáng tạo; (iv) Hỗ trợ thực hiện thương mại hóa kết
quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ,
khai thác và phát triển tài sản trí tuệ; (v) Cơ chế
cấp bù lãi suất đối với khoản vay của DNNVV khởi
nghiệp sáng tạo thông qua các tổ chức tín dụng.
Sau khi Luật được ban hành, để hướng dẫn cụ thể
một số quy định của Luật, trong đó có quy định về
hỗ trợ DN khởi nghiệp, các cơ quan liên quan đã và
đang triển khai xây dựng 04 Nghị định hướng dẫn.
Hiện nay, đã có 3 Nghị định được ban hành, 1 Nghị
định còn đang trong giai đoạn dự thảo. Cụ thể:
- Nghị định về việc thành lập, tổ chức và hoạt
động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV (số
34/2018/NĐ-CP).
- Nghị định hướng dẫn quy định chi tiết một số
điều của Luật Hỗ trợ DNNVV (số 39/2018/NĐ-CP).
- Nghị định quy định chi tiết về đầu tư cho
DNNVV khởi nghiệp sáng tạo (số 38/2018/NĐ-CP).
- Dự thảo Nghị định hướng dẫn về Quỹ Phát
triển DNNVV.
Trong các văn bản hướng dẫn trên, Nghị định
số 38/2018/NĐ-CP về đầu tư cho DNNVV khởi
nghiệp sáng tạo đã quy định cụ thể vấn đề đầu tư
khởi nghiệp sáng tạo, DN thực hiện hoạt động khởi
nghiệp sáng tạo, quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo,
cơ chế sử dụng ngân sách địa phương đầu tư vào
DNNVV khởi nghiệp sáng tạo và quản lý nhà nước
đối với hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. Các
nội dung được quy định tại Nghị định này tạo khung
pháp luật cơ bản cho hoạt động trong thời gian tới.
Các cơ chế, chính sách
Trong thời gian qua, một số cơ chế, chính sách,
đã được Thủ tướng Chính phủ và các chính quyền
địa phương liên quan ban hành nhằm cụ thể hóa
các quy định liên quan đến hỗ trợ phát triển các DN
khởi nghiệp, cụ thể:
- Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ
sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến
2025”. Đây là văn bản chính sách đầu tiên, bao quát
nhất và là nền tảng về chính sách hỗ trợ đối với DN
khởi nghiệp của Việt Nam. Đề án được xây dựng và
chủ trì triển khai thực hiện bởi Bộ Khoa học và Công
nghệ, có phạm vi bao trùm toàn quốc.
- Quyết định số 171/QĐ-BKHCN ngày 7/02/2017
của Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt danh mục
nhiệm vụ đặt hàng thuộc Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025” bắt
đầu thực hiện từ năm 2017 và Quyết định số 3362/
QĐ-BKHCN ban hành quy định tạm thời xử lý hồ
sơ tham gia Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025”. Theo Quyết
định này, có 12 dự án và 03 đề tài cụ thể sẽ được
triển khai với mục tiêu: Nâng cao năng lực cho các
thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo, liên kết các hệ sinh thái khởi nghiệp quốc
gia và xây dựng cơ chế, chính sách phát triển khoa
học và công nghệ hỗ trợ DN khởi nghiệp sáng tạo.
Bên cạnh đó, còn các nghị quyết của các HĐND
tỉnh, các quyết định, kế hoạch, chương trình của
UBND tỉnh về khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo
ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Phần
lớn các văn bản này được ban hành trong năm 2017.
Tính tới 10/2017, đã có 22 tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương có văn bản chính sách về vấn đề này.
Ngoài ra, còn một số đề án khác mà Thủ tướng
Chính phủ phê chuẩn có liên quan tới khởi nghiệp.
Các đề án này không có liên hệ nào với Đề án “Hỗ
trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc
gia đến 2025” và mục tiêu đặt ra là tăng hiểu biết
và hỗ trợ để các nhóm đối tượng liên quan khởi sự
kinh doanh. Tuy nhiên, do tính bao trùm về phạm
vi, các hỗ trợ trong các đề án này cũng có thể được
sử dụng một phần cho khởi nghiệp sáng tạo. Cụ thể:
- Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ
học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”: (Đề
án do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì).
- Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ
trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 – 2025”.
Một số nhóm biện pháp
hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Các văn bản pháp luật hiện hành đã nêu rõ các
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...109
Powered by FlippingBook