TCTC (2018) so 4 ky 1 đầy đủ - page 10

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2018
9
nhiều chính sách hỗ trợ, không chỉ đối với DN khởi
nghiệp mà còn quan tâm hơn đến DN khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo.
Tại Việt Nam, giai đoạn 2011-2017 là mốc quan
trọng đánh dấu sự phát triển của khu vực DN so với
20 năm trước đó. Số lượng DN đăng ký thành lập có
xu hướng tăng cả về số lượng lẫn vốn đăng ký. Năm
2014, cả nước có thêm 74.800 DN đăng ký thành lập
mới, năm 2015 là 94.750 và đến năm 2017, cả nước
có 126.859 DN đăng ký thành lập mới, tăng 15% về
số DN so với cùng kỳ năm 2016.
Quy mô vốn/DN cũng có sự cải thiện từ 5,8 tỷ
đồng năm 2014 lên 10,2 tỷ đồng vào năm 2017. Tổng
vốn đăng ký thành lập mới năm 2017 là 1.295.911 tỷ
đồng, tăng 45,4% so với cùng kỳ năm 2016. Thực tế
này cho thấy, mục tiêu đạt 1 triệu DN vào năm 2020
là khả thi. Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn 2011-
2017, DN tạm ngừng hoạt động có thời hạn có xu
hướng tăng. Điều này phản ánh xu thế thanh lọc
mạnh mẽ của thị trường, Việt Nam cũng giống như
xu hướng chung của các DN khởi nghiệp trên thế
giới (khó khăn trong những năm đầu hoạt động).
Hệ thống chính sách tài chính
thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp
Nhằm thúc đẩy và hỗ trợ DN khởi nghiệp, Chính
phủ Việt Nam đã ban hành một số chính sách tài
chính như chính sách thuế, chính sách tín dụng nhà
nước và chính sách tài chính hỗ trợ gián tiếp thông
qua mô hình vườm ươm DN.
Thứ nhất, về các chính sách huy động vốn:
Các chính
sách này đã được ban hành kịp thời nhằm đa dạng
hóa hình thức huy động vốn, tạo điều kiện thuận lợi
cho DN tiếp cận nhiều hơn với hình thức huy động
vốn hiện nay. Cụ thể:
Doanh nghiệp khởi nghiệp
tại Việt Nam giai đoạn 2011-2017
Xu thế chung của các doanh nghiệp (DN) khởi
nghiệp trên thế giới luôn gặp khó khăn trong những
năm đầu khởi sự. Tại Anh, tỷ lệ DN còn tồn tại sau
3 năm hoạt động là 70%. Tại New Zealand, tỷ lệ này
là dưới 50%. Ở 26 nước trong khu vực Liên minh
châu Âu (EU), tốc độ gia tăng số lượng DN thành
lập mới và DN giải thể ở mức tương đương nhau,
tỷ lệ DN tồn tại sau 5 năm là 46%. Tại Mỹ, tỷ lệ DN
tồn tại sau 5 năm hoạt động là dưới 50%. Vì vậy, để
tăng tỷ lệ các DN tồn tại, các nước này đã ban hành
CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCHTÀI CHÍNH
HỖTRỢDOANHNGHIỆP KHỞI NGHIỆP
PGS., TS. Phạm Tiến Đạt
- Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính
*
Làn sóng khởi nghiệp đã và đang lan tỏa mạnhmẽ trong cộng đồng doanh nghiệp và thế hệ trẻ Việt
Nam. Nhằm thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, Chính phủ Việt Nam đã ban hànhmột số
chính sách tài chính như chính sách thuế, chính sách tín dụng nhà nước và chính sách tài chính hỗ
trợ gián tiếp thông qua mô hình vườmươm doanh nghiệp…Tuy nhiên, để các doanh nghiệp khởi
nghiệp phát huy được tiềmnăng, trở thànhmột động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát
triển, nhiều chính sách cần tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện.
Từ khóa: Doanh nghiệp khởi nghiệp, chính sách tài chính, tín dụng, thuế
In recent years, the wave of business startups
has been strongly developed among businesses
and the young people of Vietnam. In order to
support business startups, the Government
has released financial policies such as tax
policy, credit policy and indirect financial
supports by means of business incubation
model. However, for these startups to promote
their potentials and to be important drives of
the economic development, there should be
variety of policies to be made and improved.
Keywords: Business startups, financial policy, credit, tax
Ngày nhận bài: 9/3/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 25/3/2018
Ngày duyệt đăng: 27/3/2018
*Email:
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16,17,18,19,20,...109
Powered by FlippingBook