108
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
thu thuế tháng 7/2013 với số thuế giá trị gia tăng
thiếu khoảng trên 700 triệu đồng…
Hành lang pháp lý khắc chế những tồn tại
Ngày 24/2/2017, Chính phủ ban hành Nghị
định số 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế
đối với DN có giao dịch liên kết. Đây là văn bản
có tính pháp lý cao nhất cho công tác đấu tranh
chống chuyển giá và khắc phục kịp thời những
bất cập của thực tế hiện nay. Nghị định đánh dấu
mốc phát triển quan trọng trong hệ thống quy
định pháp luật về giá giao dịch liên kết tại Việt
Nam trong 10 năm qua.
Một trong những nội dung quan trọng và cũng
được coi là một giải pháp sẽ phát huy hiệu quả lớn
trong thực tế là việc yêu cầu các DN phải chuẩn bị
hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết gồm ba cấp:
Hồ sơ quốc gia, hồ sơ thông tin tập đoàn toàn cầu
và báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của công ty mẹ
tối cao theo các mẫu trong phụ lục của Nghị định.
Trường hợp người nộp thuế là Công ty mẹ tối cao
tại Việt Nam có doanh thu hợp nhất toàn cầu trong
kỳ tính thuế từ 18 nghìn tỷ đồng trở lên, có trách
nhiệm lập Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia tại Hồ sơ
xác định giá giao dịch liên kết.
Nghị định cũng đưa ra các nguyên tắc để xác
định giá giao dịch liên kết như: Nguyên tắc phân
tích so sánh với các giao dịch độc lập và nguyên tắc
bản chất quyết định hình thức để xác định bản chất
giao dịch liên kết có tính chất tương đồng với các
đối tượng so sánh độc lập; Phân tích so sánh phải
đảm bảo tính tương đồng giữa đối tượng so sánh
độc lập và giao dịch liên kết; Phân tích so sánh áp
dụng phương pháp đối chiếu, rà soát, điều chỉnh
khác biệt trọng yếu đối với các yếu tố so sánh để
lựa chọn các đối tượng so sánh độc lập. Các yếu tố
so sánh cần phân tích gồm: đặc tính sản phẩm, chức
năng hoạt động, điều kiện hợp đồng và điều kiện
kinh tế khi phát sinh giao dịch.
Nghị định số 20/2017/NĐ-CP cũng quy định các
phương pháp cụ thể làm căn cứ xác định giá giao
dịch liên kết gồm:
Thứ nhất,
phương pháp so sánh giá giao dịch liên
kết với giá giao dịch độc lập: giá sản phẩm trong
giao dịch liên kết được điều chỉnh theo giá sản phẩm
trong giao dịch độc lập hoặc giá trị giữa khoảng giá
giao dịch độc lập chuẩn của các đối tượng so sánh
độc lập theo quy định tại Nghị định số 20/2017/
NĐ-CP. Trường hợp giá sản phẩm được công bố
trên các sàn giao dịch hàng hóa, dịch vụ trong nước
và quốc tế, giá sản phẩm trong giao dịch liên kết
được xác định theo giá sản phẩm được công bố có
thời điểm và các điều kiện giao dịch tương đồng…
Thứ hai,
phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận
của người nộp thuế với tỷ suất lợi nhuận của các
đối tượng so sánh độc lập: sử dụng tỷ suất lợi
nhuận gộp hoặc tỷ suất lợi nhuận thuần của các
đối tượng so sánh độc lập được chọn để xác định
tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất lợi nhuận thuần
tương ứng của người nộp thuế. Việc lựa chọn tỷ
suất lợi nhuận bao gồm tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ
suất lợi nhuận thuần tính trên doanh thu, chi phí
hoặc tài sản phụ thuộc vào bản chất và điều kiện
kinh tế của giao dịch.
Thứ ba,
phương pháp phân bổ lợi nhuận giữa các
bên liên kết: Lợi nhuận được điều chỉnh của người
nộp thuế được phân bổ trên tổng lợi nhuận của
giao dịch liên kết, bao gồm lợi nhuận thực tế và lợi
nhuận tiềm năng của các bên tham gia giao dịch liên
kết có thể thu được.
Ngoài ra, nếu phát hiện người nộp thuế có các
vi phạm như không kê khai, kê khai không đầy đủ,
không cung cấp đầy đủ thông tin hồ sơ xác định giá
giao dịch liên kết, sử dụng thông tin không trung
thực… thì cơ quan Thuế sẽ ấn định thuế đối với
người nộp thuế.
Như vậy, bên cạnh việc kiện toàn bộ máy thanh
tra thuế của Tổng cục Thuế, Nghị định số 20/2017/
NĐ-CP của Chính phủ ra đời quy định về quản lý
thuế với DN có giao dịch liên kết đã tạo ra hành
lang pháp lý quản lý chặt chẽ hơn và được kỳ vọng
là bước tiến mới trong công tác chống chuyển giá,
trốn thuế ở nước ta hiện nay.
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo tài chính một số năm của các Công ty Coca-Cola, Pepsico, Metro,
Lotte Mart…;
2. Bộ Tài chính, Thông tư số 41/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 hướng dẫn thực
hiện một số điều của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 của
Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với các DN có giao dịch liên kết;
3. TS. Nguyễn Thị Thu Hoài, NCS Dương Văn An (2015), “Chuyển giá trong các
DN FDI: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Tài chính;
4. Thanh tra Chính phủ (2013), “Kết luận thanh tra về thu nộp ngân sách tại
khu chế xuất và DN chế xuất trên địa bàn TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, tỉnh
Bình Dương và Đồng Nai” số 2015/KL-TTCP, ngày 10/9/2013.
Bên cạnh việc kiện toàn bộ máy thanh tra
thuế của Tổng cục Thuế, Nghị định số 20/2017/
NĐ-CP của Chính phủ ra đời quy định về quản
lý thuế với DN có giao dịch liên kết đã tạo ra
hành lang pháp lý quản lý chặt chẽ hơn và được
kỳ vọng là bước tiến mới trong công tác chống
chuyển giá, trốn thuế ở nước ta hiện nay.