8
chính sách tài chính với doanh nghiệp khởi nghiệp ở việt nam
đặc biệt là các đối tượng trực tiếp như các DN khởi
sự, các hiệp hội, các nhà đầu tư.
- Thiếu sự giám sát, đánh giá đối với các hoạt
động hỗ trợ khởi nghiệp, đặc biệt là từ các nguồn
của Nhà nước.
- Thiếu thông tin, thiếu chuẩn bị của nhiều nhà
khởi nghiệp để nắm bắt, tiếp nhận các cơ hội, ưu đãi
từ chính sách.
Kết luận và gợi ý chính sách
Trước làn sóng khởi nghiệp và sáng tạo, Chính
phủ Việt Nam rất nỗ lực xây dựng hệ thống pháp lý
nhằm hỗ trợ DNNVV Việt Nam. Tuy vậy, hệ thống
mới chỉ bước đầu được hình thành và còn có nhiều
dư địa để phát triển.
Ngoài ra, thực tiễn Việt Nam cũng cho thấy,
không phải các thương vụ đầu tư khởi nghiệp lớn
nhất đến từ hỗ trợ của Nhà nước mà là từ các nhà
đầu tư tư nhân hoặc nước ngoài. Tuy nhiên, hệ
thống chính sách hỗ trợ đầu tư khởi nghiệp dường
như bỏ qua sự tồn tại của các nguồn đầu tư này.
Hiện Việt Nam còn thiếu hành lang pháp lý cho các
tổ chức tài chính tư nhân, như các nhà đầu tư thiên
thần, quỹ đầu tư mạo hiểm trong hoạt động hỗ trợ
DN khởi nghiệp.
Để cải thiện và nâng cao chất lượng hỗ trợ DN
khởi nghiệp, nhà hoạch định chính sách có thể tham
khảo một số khuyến nghị sau:
-
Chính phủ cần cải thiện hệ thống hỗ trợ khởi
nghiệp chính thức một cách bài bản hơn nhằm khắc
phục tất cả các hạn chế đã nêu. Vấn đề chính cần
giải quyết ngay là phân cấp thực hiện chính sách
một cách cụ thể, rõ ràng hơn. Ví dụ, chính quyền
địa phương chỉ thực hiện các hỗ trợ phi tài chính,
như thủ tục kinh doanh, thông tin, đăng ký DN. Tất
cả các hỗ trợ khác về đầu tư, tài chính, thuế, có thể
phân cho một cơ quan chuyên biệt cấp trung ương
để áp dụng với DN khởi nghiệp toàn quốc. Cơ quan
này có thể là một đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và
Công nghệ. Nếu thực hiện theo cơ chế này thì có thể
tăng cường tính hiệu lực, tập trung và giảm bớt chi
phí thực thi của các chính sách.
Về cách thức hỗ trợ, Chính phủ nên đặt ra những
điều kiện, tiêu chí chọn lọc phù hợp với biện pháp
hỗ trợ. Ví dụ như với những loại hình hỗ trợ thông
tin, tư vấn thì điều kiện dễ dàng hơn. Những loại
hình hỗ trợ tài chính, đầu tư thì điều kiện cần chặt
chẽ, kết hợp giám sát đầy đủ.
-
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
OECD (2007, 2010), Chính phủ cần tạo một hành
lang pháp lý để khuyến khích chính khu vực tư
nhân tham gia đầu tư vào khởi nghiệp sáng tạo.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các nước đều có
nhiều chính sách ưu đãi dành cho các cá nhân đầu
tư cho khởi nghiệp, nhằm thu hút các nhà đầu tư
tham gia và làm sôi động thị trường đầu tư cho
các DN khởi nghiệp. Ưu đãi giảm thuế thu nhập
cá nhân là một trong những biện pháp phổ biến
nhất để khuyến khích cá nhân đầu tư. Ngoài ra,
cần khuyến khích các DN khởi nghiệp sáng tạo
niêm yết trên các sàn chứng khoán như sàn cho
DN mới để huy động vốn thị trường.
Một số nước lại có hình thức, Nhà nước đối
ứng đầu tư với nhà đầu tư “thiên thần” nhằm
giảm tỷ lệ rủi ro cho nhà đầu tư, đồng thời, tăng
nguồn vốn mạo hiểm cho các DN khởi nghiệp ở
giai đoạn đầu. Ngoài ra, Chính phủ cũng tạo điều
kiện để phát triển các kênh trung gian gọi vốn
cộng đồng để nhà đầu tư thiên thần có thể tiếp
cận nguồn thông tin khởi nghiệp một cách nhanh
chóng, rõ ràng, minh bạch hơn.
Tài liệu tham khảo:
1. Luật số 04/2017/QH14 Hỗ trợ DNNVV;
2. Nghị định số 34/2018/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của
quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV;
3. Nghị định số 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn quy định chi tiết một số điều của
Luật Hỗ trợ DNNVV;
4. Nghị định số 38/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về đầu tư cho DNNVV khởi
nghiệp sáng tạo;
5. VCCI (2016), “Báo cáo chỉ số khởi nghiệp Việt Nam 2015/2016: Chủ đề năm:
hoạt động kinh doanh xã hội”;
6. VCCI (2017), “Báo cáo nghiên cứu cơ chế hỗ trợ DN khởi nghiệp sáng tạo.
Kinh nghiệp quốc tế - Đề xuất giải pháp cho Việt Nam”;
7. GIZ (2012), “Start-up promotion instruments in OECD countries and their
application in developing countries”;
8. Global Enterpreneurship Monitor, GEM 2015-2016 Global Report, 2016;
9. OECD (2007), OECD Framework for the Evaluation of SME and
Entrepreneurship Policies and Programmes, Paris: OECD;
10. OECD (2009), Evaluation of Programmes Concerning Education for
Entrepreneurship, report by the OECD Working Party on SMEs and
Entrepreneurship, Paris: OECD;
11. OECD (2010), SMEs, Entrepreneurship and Innovation, Paris: OECD.
Nghị định số 38/2018/NĐ-CP về đầu tư cho
DNNVV khởi nghiệp sáng tạo đã quy định cụ
thể vấn đề đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, DN
thực hiện hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, quỹ
đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, cơ chế sử dụng
ngân sách địa phương đầu tư vào DNNVV khởi
nghiệp sáng tạo và quản lý nhà nước đối với
hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.