TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
123
Từ ngày 01/01/2016, mức thuế suất phổ thông là 20%.
- Về các khoản chi được trừ và không được trừ khi
xác định thu nhập chịu thuế:
Chính sách thuế được sửa
đổi, bổ sung theo hướng phù hợp thông lệ quốc tế
là cho phép trừ các khoản chi thực tế phát sinh liên
quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN có
kèm theo các hoá đơn, chứng từ hay quy định về các
khoản chi được trừ khi tính thuế TNDN chặt chẽ phù
hợp thực tế, qua đó góp phần hạn chế tình trạng các
DN lợi dụng để chuyển giá, trốn thuế. Việc bỏ quy
định khống chế khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị,
khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết,
hội nghị, hỗ trợ tiếp thị… đã đảm bảo phù hợp với
thực tiễn, phản ánh đúng bản chất của khoản chi, bảo
hộ hợp lý đối với các DNNVV.
- Về ưu đãi thuế:
Để đảm bảo sự nhất quán với
Luật Đầu tư, Luật thuế TNDN đã chuyển đối tượng
hưởng ưu đãi thuế theo diện đầu tư mới từ pháp
nhân (DN thành lập mới từ dự án đầu tư) sang ưu
đãi thuế theo dự án đầu tư mới của DN. Luật Thuế
TNDN đã mở rộng phạm vi lĩnh vực, ngành nghề,
địa bàn được ưu đãi thuế như:
Thứ nhất,
bổ sung ưu
đãi thuế đối với thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi,
nuôi trồng chế biến nông sản, thủy sản;
Thứ hai,
bổ
sung vào diện áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong
15 năm, miễn thuế tối đa trong 4 năm và giảm 50%
số thuế phải nộp tối đa 9 năm tiếp theo đối với: Thu
nhập của DN công nghệ cao, DN nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao; thu nhập của DN từ thực hiện
dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất có quy mô
vốn đầu tư tối thiểu 6 nghìn tỷ đồng, sản xuất sản
phẩm công nghiệp hỗ trợ...;
Thứ ba,
bổ sung vào diện
áp dụng thuế suất ưu đãi 20%, miễn thuế tối đa trong
2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa 4 năm
tiếp theo đối với: dự án đầu tư mới sản xuất thép cao
cấp; sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; sản
xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ sản; phát
triển ngành nghề truyền thống...;
Thứ tư,
bổ sung quy
định miễn giảm thuế đối với dự án đầu tư mở rộng
nếu đáp ứng một số tiêu chí theo quy định.
Một số hạn chế, bất cập
Về phương pháp thu thuế
Luật thuế GTGT quy định DN, hợp tác xã có
doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu
một tỷ đồng (trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp
dụng phương pháp khấu trừ thuế) thực hiện nộp
thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Thực tế thực hiện để đơn giản thủ tục hành chính,
phù hợp với quy định của pháp luật thuế GTGT, tại
Thông tư số 78/2014/TT-BTC (khoản 5 Điều 3) đã có
quy định cụ thể. Như vậy, hiện hành các DN thuộc
diện nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp có
hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập
chịu thuế TNDN mà các đơn vị này xác định được
doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu
nhập của hoạt động kinh doanh thì thu theo tỷ lệ ấn
định. Quy định này là hợp lý, tuy nhiên, do chỉ quy
định ở thông tư hướng dẫn mà không quy định ở
Luật nên tính pháp lý không cao, chưa thực sự minh
bạch trong tổ chức thực hiện.
Về ưu đãi thuế
- Đối với lĩnh vực được ưu đãi thuế:
Theo Luật thuế
TNDN hiện hành, có 30 nhóm lĩnh vực, ngành nghề
được ưu đãi. Tuy nhiên, theo thống kê trên toàn quốc,
số lượng các DN được ưu đãi tập trung chủ yếu vào
những lĩnh vực sản xuất sản phẩm phần mềm chiếm
tỷ lệ lớn (39,1%), song số tiền thuế được ưu đãi trung
bình cho một DN không cao. Trong khi đó, các DN
công nghệ cao (CNC) và sản xuất sản phẩm CNC
đang có tổng mức ưu đãi thuế TNDN và bình quân
ưu đãi đối với một trường hợp là cao nhất . Các DN
được ưu đãi theo lĩnh vực nghiên cứu khoa học và
công nghệ (KHCN), đầu tư cơ sở hạ tầng đặc biệt
quan trọng cũng có số tiền thuế TNDN được ưu đãi
bình quân cho một trường hợp ở mức khá cao so với
các lĩnh vực còn lại.
Luật Thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn đã
có nhiều chính sách khuyến khích phát triển KHCN,
trong đó dành nhiều ưu đãi ở mức cao nhất đối với
lĩnh vực này như: (i) Miễn thuế, giảm thuế; (ii) Ưu
đãi về thuế suất, về thời gian miễn, giảm thuế và (iii)
Trích lập Quỹ phát triển khoa học công nghệ. Thực
tế cho thấy, hầu như không có trường hợp xác định
ưu đãi theo điều kiện thu nhập của DN từ thực hiện
dự án đầu tư mới nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ, do đó, để đảm bảo minh bạch trong thực
hiện, việc quy định ưu đãi như vậy là không thực sự
có ý nghĩa và làm phức tạp quy định pháp luật.
- Về ưu đãi thuế theo địa bàn:
Luật Thuế TNDN
(Điều 13, Điều 14) quy định thu nhập của DN từ thực
Luật Thuế TNDN đã thực hiện đúng lộ trình mà
Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011-2020
đã đặt ra. Từ 01/01/2009 giảm từ 28% xuống
25% và từ 01/01/2014 giảm từ mức 25% xuống
22%, riêng doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp
dụng mức 20% ngay từ 1/7/2013 đến hết năm
2015. Từ ngày 01/01/2016, mức thuế suất phổ
thông là 20%.